Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 101, 102 SBT Sinh lớp 11. Chương IV Sinh sản. Câu 5: Hiện tượng thằn lằn đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua có chân, và càng bị gãy sẽ tái sinh…; Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công ?
Bài 5: Hiện tượng tằn lằn đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua có chân, và càng bị gãy sẽ tái sinh được chân và càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Không, vì chỉ tạo ra cơ quan mới mà không tạo ra cơ thể mới.
Bài 6: Vì sao trinh sinh (trinh sản) là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính ?
Advertisements (Quảng cáo)
Trinh sinh (trinh sản) là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô tính vì trứng không thụ tinh nguyên phân nhiều lần tạo thành cơ thể mới đơn bội (n) (đây chính là quá trình hình thành ong đực)
Bài 7: Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công ?
Advertisements (Quảng cáo)
Dạng dị ghép khó thành công vì là dạng lấy mô từ cá thể này được ghép cho một cá thể khác không tương đồng về mặt di truyền , các gen và tế bào —-> Dạng dị ghép khó thành công
Bài 8: Nhân bản vô tính là gì ? Ý nghĩa của nhân bản vô tính.
– Nhân bản vô tính là chuyển nhân của 1 tế bào xoma vào 1 tế bào trứng đã lấy nhân, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi -> phát triển thành cá thể mới.
– Ý nghĩa của nhân bản vô tính:
+ Tạo ra các cá thể mới có đặc điểm sinh học giống cá thể ban đầu (có bộ gen của cá thể gốc)
+ Dùng thay thế các cá thể ban đầu, tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.