Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li SBT Hóa lớp 11. Giải bài 1.32, 1.33, 1.34, 1.35, 1.36 trang 8. Câu 1.32: Hoà tan 1,952 g muối BaCl2.xH20 trong nước. Thêm H2S04 loãng, dư vào dung dịch thu được…; Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, nếu 30 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 0,2544 g Na2C03 ?
Bài 1.32: Hoà tan 1,952 g muối BaCl2.xH20 trong nước. Thêm H2S04 loãng, dư vào dung dịch thu được. Kết tủa tạo thành được làm khô và cân được 1,864 g. Xác định công thức hoá học của muối.
\(BaC{l_2}.x{H_2}O + {H_2}S{O_4}\)\( \to \)\(BaS{O_{4 \downarrow }} + 2HCl + x{H_2}O\)
1 mol 1 mol
\(\frac{{1,952}}{M} = {8.10^{ – 3}}\) (mol) \(\frac{{1,864}}{{233}} = {8.10^{ – 3}}\) mol
\( \Rightarrow M = 244g/mol = {M_{BaC{l_2}.x{H_2}O}}\). Từ đó :
\( \Rightarrow x = \frac{{244 – 208}}{{18}} = 2\).
Đáp số : BaCl2.2H20
Bài 1.33: 0,8 g một kim loại hoá trị 2 hoà tan hoàn toàn trong 100 ml H2S04 5.10-1 M. Lượng axit còn dư phản ứng vừa đủ với 33,4 ml dung dịch NaOH 1M. Xác định tên kim loại.
Số mol \({H_2}S{O_4}\) trong 100ml dd 0,5M là :
\(\frac{{0,5.100}}{{1000}} = {5.10^{ – 2}}\) (mol)
Số mol NaOH trong 33,4 ml nồng độ 1M :
\(\frac{{1.33,4}}{{1000}} = {33,4.10^{ – 3}}\) (mol)
\({H_2}S{O_4} + 2NaOH\)\( \to \)\(N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\)
Lượng H2S04 đã phản ứng với NaOH :
\(\frac{{{{33,4.10}^{ – 3}}}}{2}\) = 16,7.10-3 (mol).
Số mol H2S04 đã phản ứng với kim loại là :
Advertisements (Quảng cáo)
5.10-2 – 1.67.10-2 = 3,33.10-2 mol
Dung dịch H2S04 0,5M là dd loãng nên :
\(X + {H_2}S{O_4} \to XS{O_4} + {H_2} \uparrow \)
Số mol X và số mol H2S04 phản ứng bằng nhau, nên :
3,33.10-2 mol X có khối lượng 0,8 g
1 mol X có khối ỉượng : \(\frac{{0,8}}{{{{3,33.10}^{ – 2}}}}\) = 24 (g) \( \Rightarrow \) Mkim loại = 24 g/mol.
Vậy, kim loại hoá trị 2 là magie.
Bài 1.34: Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, nếu 30 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 0,2544 g Na2C03.
Na2C03 + 2HCl \( \to \) C02\( \uparrow \) + H20 + 2NaCl
1 mol 2 mol
Advertisements (Quảng cáo)
\({n_{N{a_2}C{O_3}}} = \frac{{0,2544}}{{106}} = {2,4.10^{ – 3}}\) mol
\( \Rightarrow {n_{HCl}} = {2,4.10^{ – 3}}.2 = {4,8.10^{ – 3}}\) mol
Trong 30 ml dd HCl chứa 4,8.10-3 mol HCl
Trong 1000 ml dd HCl chứa \(\frac{{{{4,8.10}^{ – 3}}.1000}}{{30}}\) = 0,16 (mol)
\( \Rightarrow \) [HCl] = 0,16 mol/l
Bài 1.35: Trong y học, dược phẩm sữa magie (các tinh thể Mg(OH)2 lơ lửng trong nước), được dùng để trị chứng khó tiêu do dư axit (HCl). Để trung hoà hết 788 ml dung dịch HCl 0,035M trong dạ dày cần bao nhiêu ml sữa magie, biết rằng trong 1 ml sữa magie chứa 0,08 g Mg(OH)2.
Mg(OH)2 + 2HCl \( \to \) MgCl2 + 2H20
58 g \( \leftarrow \) 2 mol
Số mol HCl cần trung hoà :
\(\frac{{788.0,035}}{{1000}} = {2,76.10^{ – 2}}\) (mol)
Khối lượng Mg(OH)2 đã phản ứng :
\(x = \frac{{{{2,76.10}^{ – 2}}.58}}{2} = 0,8\)(g)
1 ml sữa magie có 0,08 g Mg(OH)2.
Vậy, thể tích sữa magie chứa 0,8 g Mg(OH)2 :
\(y = \frac{{0,8}}{{0,08}} = 10\)(ml)
Thể tích sữa magie cần dùng là 10 ml.
Bài 1.36: Hoà tan 0,887 g hỗn hợp NaCl và KCl trong nước. Xử lí dung dịch thu được bằng một lượng dư dung dịch AgN03. Kết tủa khô thu được có khối lượng 1,913 g. Tính thành phần phần trăm của từng chất trong hỗn hợp.
NaCl + AgN03 \( \to \) AgCl\( \downarrow \) + NaN03
x mol x mol
KCl + AgN03 \( \to \) AgCl\( \downarrow \) + KN03
y mol y mol
\(\left\{ \begin{array}{l}
58,5{\rm{x}} + 74,5y = 0,887(1)\\
143,5{\rm{x}} + 143,5y = 1,913(2)
\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
143,5{\rm{x}} + 182,7y = 2,176\\
143,5{\rm{x}} + 143,5y = 1,913
\end{array} \right. \Rightarrow y = {6,71.10^{ – 3}}mol\)
Khối lượng KCl là : \({74,5.6,71.10^{ – 3}} = 0,5(g)KCl\)
\(\% {m_{KCl}} = \frac{{0,5}}{{0,887}}.100\% = 56,4\% \)
\( \Rightarrow \% {m_{NaCl}} = 43,6\% \)