Bài 3 Sự điện ly của nước, PH, chất chỉ thị axit – bazo SBT Hóa lớp 11. Giải bài 1.21, 1.22, 1.23 trang 6. Câu 1.21: Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1 ?…; Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 10 ?
Bài 1.21: Có 250 ml dung dịch HCl 0,4M. Hỏi phải thêm bao nhiêu nước vào dung dịch này để được dung dịch có pH = 1 ? Biết rằng sự biến đổi thể tích khi pha trộn là không đáng kể.
Để có pH = 1 thì nồng độ HCl phải bằng 1.10-1 mol/l. Vậy phải pha loãng 4 lần dung dịch HCl 0,4M, nghĩa là pha thêm 750 ml nước.
Bài 1.22: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 10 ?
Advertisements (Quảng cáo)
Khi pH = 10 thì [H+] = 1.10-10M và \({\rm{[}}O{H^ – }{\rm{]}} = \frac{{{{1.10}^{ – 14}}}}{{{{1.10}^{ – 10}}}}\) = 1.10-4M, nghĩa là cần có 1.10-4 mol NaOH trong 1 lít dung dịch. Vậy, trong 250 ml (\(\frac{1}{4}\)lít) dung dịch cần có \(\frac{{{{1.10}^{ – 4}}}}{4}\)mol NaOH hoà tan, nghĩa là cần có : \(\frac{{{{1.10}^{ – 4}}}}{4}\). 40 = 1,0.10-3 (g) NaOH
Bài 1.23: Chỉ dùng thuốc thử phenophtalein, hãy trình bày cách phân biệt ba dung dịch cùng nồng độ mol sau : KOH, HN03 và \({H_2}\)S04.
– Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cả ba dung dịch. Dung dịch nào có màu hồng là dung dịch KOH.
– Lấy các thể tích bằng nhau của ba dung dịch : V ml dung dịch KOH và V ml của mỗi dung dịch axit. Thêm vào hai dung dịch axit vài giọt dung dịch phenolphtalein. Đổ V ml dung dịch KOH vào từng V ml dung dịch axit, sau đó thêm một ít dung dịch KOH nữa, nếu có màu hồng thì dung dịch axit đó là HN03, ngược lại nếu không có màu hồng là dung dịch H2S04.