Bài 7.127: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V
Số mol các chất và ion như sau : Cu : 0,05 mol, H+ : 0,12 mol, NO3 –: 0,08 mol.
Sử dụng phương trình ion thu gọn, ta có :
3Cu + 8H+ + 2NO3– + 3e → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
H+ phản ứng hết ⟹ nNO = 0,03 (mol).
⟹ VNO = 0,672 (lít)
Bài 7.128: Tính thể tích của dung dịch K2Cr207 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư.
Ta có phương trình phản ứng :
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O
0,01 ← 0,06 (mol)
⟹ VK2Cr2O7 = 0,2 lít = 200 (ml)
Bài 7.129: Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Advertisements (Quảng cáo)
Tính chất hóa học của Al và Cr:
* Giống nhau: – Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)
– Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước
– Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)
* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)
– Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.
Bài 7.130: So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.
Advertisements (Quảng cáo)
– Tính chất lí học:
Hợp chất của Cr (III) |
Hợp chất của nhôm |
– Cr2O3: chất rắn, màu lục thẫm, không tan – Cr(OH)3 : kết tủa màu lục xám – Muối Cr(III) hay gặp trong trong phèn crom- kali CrCl3: màu tím; Cr2(SO4)3: màu hồng |
– Al2O3: Chất rắn màu trắng, cứng , không tan trong nước – Al(OH)3: Kết tủa keo trắng – Muối nhôm hay gặp trong phèn nhôm |
– Tính chất hóa học:
Các hợp chất của Cr(III) có tính chất lưỡng tính giống như hợp chất của nhôm.
Bài 7.131: Viết phương trình hoá học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá sau :
Cr→Cr203 →Cr2(S04)3 → Cr(OH)3 → NaCrO2
\(4Cr{\rm{ }} + {\rm{ 3}}{O_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow 2C{r_2}{O_3}\)
Cr2O3 + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O
Cr2(SO4)3 + NaOH → Cr(OH)3 + Na2SO4
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O.
Bài 7.132: Amoni đicromat khi được nung nóng tạo ra crom(III) oxit, nitơ và nước. Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết nó thuộc loại phản ứng gì ?
\({\left( {N{H_4}} \right)_2}C{r_2}{O_7}\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow C{r_2}{O_3} + {\rm{ }}{N_2} + {\rm{ }}4{H_2}O\)
Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử.
Bài 7.133: Cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Xác định thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Chất rắn dư sau phản ứng với kiềm là Fe2O3 ⟹ nFe2O3 = 0,1 mol
Trong phản ứng nhiệt nhôm, chỉ có Fe2O3 và Cr2O3 bị khử. Số mol Al phản ứng là 0,4 mol.
⟹ số mol Cr2O3là : \({{{n_{Al}} – 2{n_{F{e_2}{O_3}pu}}} \over 2} = {{0,4 – 0,2} \over 2} = 0,1mol\)
\( \to \% {m_{C{r_2}{O_3}}} = {{152.0,1} \over {41,4}}.100 = 36,71\% \).