Trang Chủ Sách bài tập lớp 12 SBT Hóa học 12

Bài 7.31, 7.32, 7.33, 7.34, 7.35, 7.36, 7.37, 7.38, 7.39 trang 76,77 SBT Hóa học 12: Phân biệt Fe và FeO bằng phương pháp hoá học?

Bài 32 Hợp chất của sắt SBT Hóa lớp 12. Giải bài 7.31 – 7.39 trang 76,77 Sách Bài Tập Hóa lớp 12. Cho A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Hãy viết PTHH của các phản ứng sau…; Phân biệt Fe và FeO bằng phương pháp hoá học?

Bài 7.31: Cho A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Hãy viết PTHH của các phản ứng sau :

a) A + HCl → 2 muối + H2O

b) B + NaOH → 2 muối + H2O

c) C + muối → 1 muối

d) D + muối → 2 muối

a) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20

b) Ca(HC03)2 + NaOH → CaC03 + Na2C03 + 2H20

c) Fe + 2FeCl3     → 3FeCl2

d) Cu + 2FeCl3→CuCl2 + 2FeCl2

Bài 7.32: Cho biết các phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào :

a)  Dung dịch H2SO4 loãng.

b) Dung dịch HNO3loãng.

Hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào :

a)  Dung dịch H2SO4 loãng.

2Fe + 3H2SO4(l) → Fe2(SO4)3 + 3H2

FeO + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 (l) → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 (l) → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

b) Dung dịch HNO3loãng.

Fe+ 4HNO3 (l) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

3FeO + 10HNO3(l) → 3Fe(NO3)3 + NO +5H2O

Fe2O3 + 6HNO(l) → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

3Fe3O4 + 28HNO3 (l) → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O.

Bài 7.33: Phân biệt 3 hỗn hợp sau bằng phương pháp hoá học :

a) Fe và FeO ;            b) Fe và Fe2O3 ;          c) FeO và Fe2O3.

Advertisements (Quảng cáo)

Lấy một ít các hỗn hợp cho vào dung dịch CuSO4 dư, hỗn hợp không làm nhạt màu dung dịch là hỗn hợp (c) FeO và Fe2O3 . Lọc lấy chất rắn sau phản ứng của hỗn hợp (a) là Cu và FeO ; của hỗn hợp (b) là Cu và Fe2O3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư ; Cho dung dịch NaOH dư vào các dung dịch vừa thu được, nếu thấy có kết tủa màu nâu đỏ thì hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3, nếu có kết tủa màu trắng xanh thì hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO.

Bài 7.34: Khi cho 1 g sắt clorua nguyên chất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo ra 2,6492 g bạc clorua. Hỏi đó là sắt(II) clorua hay sắt(III) clorua

Phương trình hoá học :

FeCln + nAgNO3 → Fe(NO3)n + nAgCl

Theo PT:(56 + 35,5n) g  →      n(108 + 35,5) g

Theo đề bài :   1 g    →              2,6492 g

Ta có phương trình : (56 + 35,5n).2,6492 = n(108 + 35,5)

Tìm được n = 3 => Muối sắt cần tìm là FeCl3.

Bài 7.35: Hỗn hợp A chứa Fe, Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tác dụng hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A.

a)  Hỏi dung dịch B chứa chất tan gì ? Viết phương trình hoá học của phản ứng.

b)   Nếu sau phản ứng thu được lượng Ag nhiều hơn lượng Ag trong A thì dung dịch B chứa chất gì ?

a) Dung dịch B chứa Fe2(SO4)3:

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4

Advertisements (Quảng cáo)

b) Dung dịch B chứa AgNO3:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Bài 7.36: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.

Dùng phương pháp quy đổi : Giả sử hỗn hợp rắn gồm Fe (x mol) và oxi (y mol)

Ta có : mhỗnhợp = 56x + 16y= 11,36 g (1)

Sử dụng phương trình cho -nhận e, trong đó Fe là chất cho e, O và N5+ là chất nhận e với số mol NO là 0,06 mol

Fe -> Fe 3+ + 3e                                  O + 2e  →   O2-

x           →      3x                                            2y  ←     y (mol)

                                                              N5++ 3e → NO

                                                                    0,18 ← 0,06

Áp dụng ĐLBTĐT ta có : 3x = 2y + 0,18 (2)

Từ (1) và (2), giải hệ ta có : X = 0,16 ; y = 0,15

Muối thu được là : Fe(NO3)3 : 0,16 mol ⟹ mmuối = 38,72 (gam).

Bài 7.37: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Xác định giá trị của m.

 Nhận thấy Fe3O4 = Fe2O3 + FeO, ta có sơ đồ phản ứng sau:

\(\left| \matrix{
FeO:x\,mol \hfill \cr
F{e_2}{O_3}:y\,mol \hfill \cr
F{e_3}{O_4}:z\,mol \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left| \matrix{
FeO:\left( {x + z} \right)mol \hfill \cr
F{e_2}{O_3}:\left( {y + z} \right)mol \hfill \cr} \right.\buildrel { + HCl} \over
\longrightarrow \left| \matrix{
FeC{l_2}:\left( {x + z} \right)mol \hfill \cr
FeC{l_3}:2\left( {y + z} \right)mol \hfill \cr} \right.\)

Ta có : m hỗn hợp = 72(x + z) + 160(y + z) = 9,12    (1)

Mà nFeC12 = (x + z) = 0,06 mol (2), thay (2) vào (1)

⟹ (y + z) = 0,03

⟹ mFeCl3 = 2. 0,03.162,5 = 9,75. (gam).

Bài 7.38: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của V.

Tóm tắt bài toán thành sơ đồ sau :

\(\left| \matrix{
Fe:0,1\,mol \hfill \cr
S:0,075\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow M\buildrel {HCl} \over
\longrightarrow \left| \matrix{
khí\,X\left| \matrix{
{H_2} \hfill \cr
{H_2}S\buildrel { + {O_2}} \over
\longrightarrow \left| \matrix{
{H_2}O \hfill \cr
S{O_2} \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \hfill \cr
G \hfill \cr} \right.\)

Nhận thấy Fe và S là chất cho e, O2 là chất nhận e, áp dụng ĐLBTĐT ta có :

Fe ⟶ Fe2+ + 2e                                  O2     +     4e    → O2-

0,1→            0,2 mol                            0,125 ←    0,5 mol

S  →   S4+ + 4e

0,075  →     0,3 mol

⟹ VO2 = 0,125.22,4 = 2,8 (lít).

Bài 7.39: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và FeCl3 đem hoà tan trong nước. Lấy một nửa dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư) ngoài không khí thấy tạo ra 0,5 mol Fe(OH)3. Nửa còn lại cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) tạo ra 1,3 mol AgCl. Xác định tỉ lệ mol FeCl2 và FeCl3 trong X.

Gọi x, y là số mol muối FeCl2 và FeCl3

Ta có các sơ đồ phản ứng sau :

Khi tác dụng với NaOH ngoài không khí, Fe2+ sẽ bị oxi hoá thành Fe3+

\(\left| \matrix{
FeC{l_2}:x\,mol \hfill \cr
FeC{l_3}:y\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel {NaOH,{O_2},{H_2}O} \over
\longrightarrow Fe{\left( {OH} \right)_3}:\left( {x + y} \right) = 0,5\,mol\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

Khi tác dụng với AgNO3, toàn bộ Cl  đều tạo kết tủa

\(\left| \matrix{
FeC{l_2}:x\,mol \hfill \cr
FeC{l_3}:y\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel {AgN{O_3}} \over
\longrightarrow AgCl:\left( {2x + 3y} \right) = 0,1\,mol\,\,\,\left( 2 \right)\)

Lập tỉ lệ \({{(1)} \over {(2)}} = {{x + y} \over {2x + 3y}} = {{0,5} \over {1,3}} \to {x \over y} = {2 \over 3}\).

Advertisements (Quảng cáo)