Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Vật lý 12

Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 216 Sách giáo khoa Vật Lý 12: Cấu tạo hạt vũ trụ

Bài 41 cấu tạo hạt vũ trụ Lý 12. Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 216 Sách giáo khoa Vật lí 12. Trình bày cấu tạo của hệ Mặt Trời; Mặt Trời có vai trò gì trong hệ Mặt Trời?

Bài 1: Trình bày cấu tạo của hệ Mặt Trời?

Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh của nó, các tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch


Bài 2: Mặt Trời có vai trò gì trong hệ Mặt Trời?

– Lực hâp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ

– Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cả hệ.

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 3:  Phân biệt hành tinh và vệ tinh.

Hành tinh là một thiên thể lớn, quay quanh Mặt Trời; vệ tinh là một thiên thể nhỏ quay quanh hành tinh.


Bài 4: Tiểu hành tinh là gì?

Advertisements (Quảng cáo)

Tiểu hành tinh là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh


Bài 5: Những hành tinh nào thuộc nhóm Trái Đất và những hành tinh nào thuộc nhóm Mộc tinh? Nêu những đặc điểm chung của các hành tinh trong mỗi nhóm.

Các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh. Đó là các hành tinh nhỏ nhưng là các hành tinh rắn, có khối lượng nhỏ, nhưng khối lượng riêng lớn. Chúng có rất ít, hoặc không có vệ tinh. Nhiệt độ bề mặt tương đối cao.

Các hành tinh thuộc nhóm Mộc tinh gồm: Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh. Chúng có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng khối lượng riêng nhỏ. Chúng là những khối khí hoặc một nhân rắn bao bọc bởi khối khí dày. Chúng có nhiều vệ tinh.


Bài 6: Sao chổi, thiên thạch, sao băng là gì? Sao băng có phải là một thành viên của hệ Mặt Trời hay không?

Sao chổi, thiên thạch đều là các thành viên của hệ Mặt Trời. Khi thiên thạch bay vào khí quyển của Trái Đất, nó nóng sáng và bốc chảy gọi là sao băng.

Advertisements (Quảng cáo)