Bài 7: Thiên hà là gì? Đa số thiên hà có dạng cấu trúc nào? Nêu những thành viên của thiên hà.
Thiên hà là một hệ thống gồm nhiều loại sao và tinh vân. Đa số các thiên hà có dạng hình xoắn ốc. Các thành viên của một thiên hà gồm các sao (sao, sao kềnh, sao chắt, sao đôi, sao mới, sao siêu mới), các punxa, các lỗ đen và các tinh vân.
Bài 8: Ngân Hà có hình dạng gì ? Hệ Mặt Trời ở vị trí nào trong Ngân Hà?
Thiên Hà của chúng ta gọi là Ngân Hà. Nó có dạng hình xoắn ốc. Mặt Trời nằm trên mặt phẳng vuông góc với trục Ngân Hà và cách trục khoảng \({2 \over 3}\) bán kính.
Bài 9: Người ta dựa vào đặc điểm nào dưới đây để phân các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm?
a. Khoảng cách đến Mặt Trời.
B. Nhiệt độ bề mặt hành tinh
C. Số vệ tinh nhiều hay ít
D. Khối lượng
D
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 10: Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà ?
A. Sao siêu mới
B. Punxa
C. Lỗ đên
D. Quaza
D
Bài 11: Khoảng cách từ Mặt Trăng và Trái Đất đến Mặt Trời coi như bằng nhau. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất coi như bằng 300 lần khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất. Khối lượng Mặt Trời coi như bằng 300 000 lâng khối lượng Trái Đất. Xét các lực hấp dẫn mà Mặt Trời và Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng. Lực nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Hai lực bằng nhau
B. Lực hút do Mặt Trời nhỏ hơn
C. Lực hút do Mặt Trời bằng \(\frac{3}{10}\) lực hút do Trái Đất.
D. Lực hút do Mặt Trời bằng \(\frac{10}{3}\) lực hút do Trái Đất.
D
Bài 12: Nêu những sự tương tự và những sự khác biệt về cấu trúc của hệ Mặt Trời và nguyên tử nêon.
So sánh giữa cấu trúc của hệ Mặt Trời và cấu trúc của nguyên tử nê on:
Sự tương tự:
– Một hạt có khối lượng rất lớn nằm tại tâm và các thành viên quay xung quanh.
– Chuyển động của các thành viên bị chi phối bởi một lực hút xuyên tâm có cường độ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
Sự khác nhau:
– Trong hệ Mặt Trời, giữa Mặt Trời và các hành tinh có lực hấp dẫn, còn trong nguyên tử nêon, giữa hạt nhân và các eelectron có lực Cu- long.
– Các hành tinh chuyển động trên những quỹ đạo xác định, còn các electron trong nguyên tử lại tồn tại trên những orbitan.
– Trong hệ Mặt Trời, các thành viên khác nhau; còn trong nguyên tử nêon các thành viên thì giống nhau.
Bài 13: Có phải tất cả các sao mà ta nhìn thấy từ Trái Đất đều thuộc Ngân Hà hay không ? Tại sao các sao nằm ngoài dải Ngân Hà cũng thuộc Ngân Hà?
Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà). Mặt Trời gần như nằm trên mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục Ngân Hà. Như vậy, ở tất cả các phía đều có sao. Nhìn về phía tâm Ngân Hà (phía chòm sao Nhân Mã) ta sẽ thấy một vùng dày đặc những sao: đó là “hình chiếu” của Ngân Hà trên nền trời và cũng là dải Ngân Hà. Do đó, những sao nằm ngoài dải Ngân Hà vẫn thuộc về Thiên Hà của chúng ta.