Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Toán lớp 12 Nâng cao

Bài 17, 18, 19 trang 195, 196 Giải tích 12 Nâng cao: Căn bậc hai của số phức và phương trình bậc hai

 Bài 2 Căn bậc hai của số phức và phương trình bậc hai. Giải bài 17, 18, 19 trang 195, 196 SGK Giải tích lớp 12 Nâng cao.Tìm các căn bậc hai của mỗi số phức sau; Chứng minh rằng nếu \(z\) là một căn bậc hai của số phức

Bài 17: Tìm các căn bậc hai của mỗi số phức sau:\( – i\);\(4i\);\( – 4\);\(1 + 4\sqrt 3 i\).

Giải

* Giả sử \(z=x+yi\) là căn bậc hai của \(-i\), ta có:

\({\left( {x + yi} \right)^2} =  – i \Leftrightarrow {x^2} – {y^2} + 2xyi =  – i\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{  {x^2} – {y^2} = 0\,\,\left( 1 \right) \hfill \cr  2xy =  – 1\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \hfill \cr}  \right.\)

Từ (2) suy ra \(y =  – {1 \over {2x}}\) thế vào (1) ta được:

\({x^2} – {1 \over {4{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow {x^4} = {1 \over 4} \Leftrightarrow x =  \pm {1 \over {\sqrt 2 }}\)

+) Với \(x = {1 \over {\sqrt 2 }}\)ta có \(y =  – {1 \over {2x}} =  – {1 \over {\sqrt 2 }}\)

+) Với \(x =  – {1 \over {\sqrt 2 }}\)ta có \(y =  – {1 \over {2x}} = {1 \over {\sqrt 2 }}\)

Hệ có hai nghiệm là: \(\left( { – {1 \over {\sqrt 2 }},{1 \over {\sqrt 2 }}} \right),\left( {{1 \over {\sqrt 2 }}, – {1 \over {\sqrt 2 }}} \right)\)

Vậy \(–i\) có hai căn bậc hai là: \({z_1} =  – {1 \over {\sqrt 2 }} + {1 \over {\sqrt 2 }}i\),\({z_2} = {1 \over {\sqrt 2 }} – {1 \over {\sqrt 2 }}i\)

* Giả sử \(z=x+yi\) là căn bậc hai của \(4i\), ta có:

\({\left( {x + yi} \right)^2} = 4i \Leftrightarrow {x^2} – {y^2} + 2xyi = 4i\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{  {x^2} – {y^2} = 0\,\,\left( 1 \right) \hfill \cr  xy = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \hfill \cr}  \right.\)

Thay \(y = {2 \over x}\) vào phương trình thứ nhất ta được:

Advertisements (Quảng cáo)

\({x^2} – {4 \over {{x^2}}} = 0 \Leftrightarrow {x^4} = 4 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 2 \)

+) Với \(x = \sqrt 2 \) ta có \(y = {2 \over x} = \sqrt 2 \);

+) Với \(x =  – \sqrt 2 \) ta có \(y =  – \sqrt 2 \)

Hệ có hai nghiệm \(\left( {\sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right)\),\(\left( { – \sqrt 2 ; – \sqrt 2 } \right)\)

Vậy \(4i\) có hai căn bậc hai là:\({z_1} = \sqrt 2  + \sqrt 2 i\);        \({z_2} =  – \sqrt 2  – \sqrt 2 i\)

* Ta có \( – 4 = 4{i^2} = {\left( {2i} \right)^2}\) do đó \(-4\) có hai căn bậc hai là \( \pm 2i\)

* Giả sử  \(z=x+yi\) là căn bậc hai của \(1 + 4\sqrt 3 i\).

\({\left( {x + yi} \right)^2} = 1 + 4\sqrt 3 i\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  {x^2} – {y^2} = 1 \hfill \cr  \,2xy = 4\sqrt 3 \, \hfill \cr}  \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  y = {{2\sqrt 3 } \over x} \hfill \cr  {x^2} – {{12} \over {{x^2}}} \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  y = {{2\sqrt 3 } \over x} \hfill \cr  {x^2} = 4 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{  x = 2 \hfill \cr  y = \sqrt 3  \hfill \cr}  \right.\)hoặc \(\left\{ \matrix{  x =  – 2 \hfill \cr  y =  – \sqrt 3  \hfill \cr}  \right.\)

Hệ có hai nghiệm \(\left( {2;\sqrt 3 } \right),\left( { – 2; – \sqrt 3 } \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy \(1 + 4\sqrt 3 i\) có hai căn bậc hai là:\({z_1} = 2 + \sqrt 3 i\),\({z_2} =  – 2 – \sqrt 3 i\)

Bài 18: Chứng minh rằng nếu \(z\) là một căn bậc hai của số phức \({\rm{w}}\) thì  \(\left| z \right| = \sqrt {\left| {\rm{w}} \right|} \).

Giải

Giả sử \(z=x+yi\) và \(\rm{w}=a+bi\)

\(z\) là một căn bậc hai của số phức w thì \({z^2} = {\rm{w}}\)

\(\eqalign{
& \Leftrightarrow {\left( {x + yi} \right)^2} = a + bi \Leftrightarrow {x^2} – {y^2} + 2xyi = a + bi \cr
& \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x^2} – {y^2} = a \hfill \cr
2xy = b \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{\left( {{x^2} – {y^2}} \right)^2} = {a^2} \hfill \cr
4{x^2}{y^2} = {b^2} \hfill \cr} \right. \cr
& \Rightarrow {a^2} + {b^2} = {x^4} + {y^4} + 2{x^2}{y^2} = {\left( {{x^2} + {y^2}} \right)^2} \cr
& \Leftrightarrow \sqrt {{a^2} + {b^2}} = {x^2} + {y^2} \cr} \)

  \(  \Rightarrow {\left| z \right|^2} = \left| {\rm{w}} \right| \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{{\left| z \right|}^2}}  = \sqrt {\left| {\rm{w}} \right|} \)

Bài 19: Tìm nghiệm phức của các phương trình bậc hai sau:

a) \({z^2} = z + 1\);

b) \({z^2} + 2z + 5 = 0\)

c) \({z^2} + \left( {1 – 3i} \right)z – 2\left( {1 + i} \right) = 0\).

Giải

a) Ta có \({z^2} = z + 1 \Leftrightarrow {z^2} – z = 1 \Leftrightarrow {z^2} – z + {1 \over 4} = {5 \over 4}\)

                              \( \Leftrightarrow {\left( {z – {1 \over 2}} \right)^2} = {5 \over 4} \Leftrightarrow z – {1 \over 2} =  \pm {{\sqrt 5 } \over 2} \Leftrightarrow z = {1 \over 2} \pm {{\sqrt 5 } \over 2}\)

b) \({z^2} + 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow {\left( {z + 1} \right)^2} =  – 4 = {\left( {2i} \right)^2} \)

\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{  z + 1 = 2i \hfill \cr  z + 1 =  – 2i \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{  z =  – 1 + 2i \hfill \cr  z =  – 1 – 2i \hfill \cr}  \right.\)

Vậy \(S = \left\{ { – 1 + 2i; – 1 – 2i} \right\}\)

c) \({z^2} + \left( {1 – 3i} \right)z – 2\left( {1 + i} \right) = 0\) có biệt thức

\(\Delta  = {\left( {1 – 3i} \right)^2} + 8\left( {1 + i} \right) = 1 – 9 – 6i + 8 + 8i \)

\(= 2i = {\left( {1 + i} \right)^2}\)

Do đó phương trình có hai nghiệm là: \({z_1} = {1 \over 2}\left[ { – 1 + 3i + \left( {1 + i} \right)} \right] = 2i\)

\({z_2} = {1 \over 2}\left[ { – 1 + 3i – \left( {1 + i} \right)} \right] =  – 1 + i\)

Vậy \(S = \left\{ {2i; – 1 + i} \right\}\)

Advertisements (Quảng cáo)