Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Toán lớp 12 Nâng cao

Bài 5, 6, 7, 8, 9 trang trang 190 SGK Giải tích 12 Nâng cao: Số phức

Bài 1 Số phức. Giải bài 5, 6, 7, 8, 9 trang trang 190 SGK Giải tích lớp 12 Nâng cao. Hãy tính; Chứng minh rằng với mọi số nguyên \(m > 0\), ta có:

Bài 5: Cho \(z =  – {1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i.\)

Hãy tính \({1 \over z}\); \(\overline z \); \({z^2}\); \({\left( {\overline z } \right)^3}\); \(1 + z + {z^2}\).

Giải

Ta có \(\left| z \right| = \sqrt {{{\left( { – {1 \over 2}} \right)}^2} + {{\left( {{{\sqrt 3 } \over 2}} \right)}^2}}  = 1\)

Nên \({1 \over z} = {{\overline z } \over {{{\left| z \right|}^2}}} = \overline z  =  – {1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i\)

\({z^2} = {\left( { – {1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right)^2} = {1 \over 4} – {{\sqrt 3 } \over 2}i – {3 \over 4} =  – {1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i\)

\({\left( {\overline z } \right)^3} = \overline z .{\left( {\overline z } \right)^2} = \left( { – {1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right).{\left( {{1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right)^2}\)

\( = \left( { – {1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right).\left( { – {1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right) = {\left( { – {1 \over 2}} \right)^2} – {\left( {{{\sqrt 3 } \over 2}i} \right)^2}\)

\(= {1 \over 4} + {3 \over 4} = 1\)

\(1 + z + {z^2} = 1 + \left( { – {1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right) + \left( { – {1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right) = 0\)

Bài 6: Chứng minh rằng:

a) Phần thực của số phức z bằng \({1 \over 2}\left( {z + \overline z } \right)\), phần ảo của số phức z bằng \({1 \over {2i}}\left( {z – \overline z } \right);\)

b) Số phức z là số ảo khi và chỉ khi \(z =  – \overline z ;\)

c) Với mọi số phức z, z’, ta có \(\overline {z + z’}  = \overline z  + \overline {z’} ,\,\overline {zz’}  = \overline z .\,\overline {z’} \), và nếu \(z \ne 0\) thì \({{\overline {z’} } \over {\overline z }} = \overline {\left( {{{z’} \over z}} \right)} \).

a) Giả sử \(z=a+bi\;(a,b\in\mathbb R)\) thì \(\overline z  = a – bi\)

Từ đó suy ra \(a = {1 \over 2}\left( {z + \overline z } \right);\,\,b = {1 \over {2i}}\left( {z – \overline z } \right)\)

b) z là số ảo khi và chỉ khi phần thực của z bằng 0

   \(\Leftrightarrow {1 \over 2}\left( {z + \overline z } \right) = 0 \Leftrightarrow z =  – \overline z \)

c) Giả sử \(z=a+bi;\; z’=a’+b’i\) \((a,b,a’,b’\in\mathbb R)\)

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có:

\(\eqalign{
& \overline {z + z’} = \overline {(a + a’) + (b + b’)i} = a + a’ – (b + b’)i \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = a – bi + a’ – b’i = \overline z + \overline {z’} \cr
& \overline {z.z’} = \overline {\left( {a + bi} \right).\left( {a’ + b’i} \right)} \cr&\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \overline {\left( {aa’ – bb’} \right) + \left( {ab’ + a’b} \right)i} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = aa’ – bb’ – \left( {ab’ + a’b} \right)i \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {a – bi} \right)\left( {a’ – b’i} \right) = \overline z .\overline {z’} \cr
& \overline {\left( {{{z’} \over z}} \right)} = \overline {\left( {{{z’.\overline z } \over {z.\overline z }}} \right)} = {1 \over {z.\overline z }}.\overline {z’} .\overline {\overline z } = {1 \over {z.\overline z }}.\overline {z’} .z = {{\overline {z’} } \over {\overline z }} \cr} \)

Bài 7: Chứng minh rằng với mọi số nguyên \(m > 0\), ta có:

           \({i^{4m}} = 1\); \({i^{4m + 1}} = i\); \({i^{4m + 2}} =  – 1\); \({i^{4m + 3}} =  – i\)

Giải

Vì \({i^4} = {\left( {{i^2}} \right)^2} = {\left( { – 1} \right)^2} = 1\) nên \({i^{4m}} = 1\) với mọi m nguyên dương.

Từ đó suy ra        \({i^{4m + 1}} = {i^{4m}}.i = i\)

                            \({i^{4m + 2}} = {i^{4m}}.{i^2} =  – 1\)

                            \({i^{4m + 3}} = {i^{4m}}.{i^3} =  – i\)

Bài 8: Chứng minh rằng:
a)) Nếu vec tơ \(\overrightarrow u \) của mạt phẳng phức biểu diễn số phức z thì độ dài của vectơ \(\overrightarrow u \) là \(\left| {\overrightarrow u } \right| = \left| z \right|\), và từ đó nếu các điểm \({A_1},{A_2}\) theo thứ tự biểu diễn các số phức \({z_1},{z_2}\) thì \(\left| {\overrightarrow {{A_1}{A_2}} } \right| = |{z_2} – {z_1}|;\)

b) Với mọi số phức z, z’, ta có \(\left| {zz’} \right| = \left| z \right|\left| {z’} \right|\) và khi \(z \ne 0\) thì \(\left| {{{z’} \over z}} \right| = {{|z’|} \over {|z|}};\)

c) Với mọi số phức z, z’, ta có \(|z + z’| \le |z| + |z’|.\)

Advertisements (Quảng cáo)

a) Nếu \(z=a+bi\;(a,b\in\mathbb R)\) thì \(|z| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \)

\(\overrightarrow u \) biểu diễn số phức z thì \(\overrightarrow u  = \left( {a;b} \right)\) và \(|\overrightarrow u | = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \) do đó \(\left| {\overrightarrow u } \right| = \left| z \right|\).

Nếu \({A_1},{A_2}\) theo thứ tự biểu diễn các số phức \({z_1},{z_2}\) thì \(\overrightarrow {{A_1}{A_2}}  = \overrightarrow {O{A_2}}  – \overrightarrow {O{A_1}} \) biểu diễn \({z_2} – {z_1}\) nên \(\left| {\overrightarrow {{A_1}{A_2}} } \right| = |{z_2} – {z_1}|.\)

b) \(z=a+bi;\;z’=a’+b’i\) thì \(|z{|^2} = {a^2} + {b^2};|z'{|^2} = a{‘^2} + b{‘^2}\) và \(z.z’ = (aa’ – bb’) + (ab’ + a’b)i\) nên

\(\eqalign{
& |z.z'{|^2} = {(aa’ – bb’)^2} + {(ab’ + a’b)^2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {(aa’)^2} + {(bb’)^2} + {(ab’)^2} + {(a’b)^2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = ({a^2} + {b^2})(a{‘^2} + b{‘^2}) = |z{|^2}.|z'{|^2} \cr
& \Rightarrow |zz’| = |z|.|z’| \cr} \)

Khi \(z \ne 0\) ta có:

\(\left| {{{z’} \over z}} \right| = \left| {{{z’\overline z } \over {|z{|^2}}}} \right| = {1 \over {|z{|^2}}}|z’.\overline z | \)

\(= {1 \over {|z{|^2}}}.\left| {z’} \right|.\left| {\overline z } \right| = {1 \over {|z{|^2}}}.|z’|.|z| = {{|z’|} \over {|z|}}\)

c) Giả sử \(\overrightarrow u \) biểu diễn z và \(\overrightarrow {u’} \) biểu diễn z’ thì \(\overrightarrow u+\overrightarrow {u’} \) biểu diễn z+z’. Ta có:

\(\left| {\overrightarrow u  + \overrightarrow {u’} } \right| = \left| {z + z’} \right|;\,\left| {\overrightarrow u } \right| = \left| z \right|;\,\left| {\overrightarrow {u’} } \right| = \left| {z’} \right|\)

Mà \(\left| {\overrightarrow u  + \overrightarrow v } \right| \le \left| {\overrightarrow u } \right| + \left| {\overrightarrow v } \right|\) nên \(\left| {z + z’} \right| \le \left| z \right| + \left| {z’} \right|\)

Dấu “=” xảy ra khi \(z=0\) hoặc \(z’=0\).

Bài 9:  Xác định tập hợp câc điểm trong mặt phẳng phức biểu diễn các số phức \(z\) thỏa mãn từng điều kiện sau:

a) \(\left| {z – i} \right| = 1\)                     b) \(\left| {{{z – i} \over {z + i}}} \right| = 1\)

c) \(\left| z \right| = \left| {\overline z  – 3 + 4i} \right|\)

Giải

a) Giả sử  khi đó \(z – i = x + \left( {y – 1} \right)i\) và \(\left| {z – i} \right| = 1\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y – 1} \right)^2} = 1\).

Tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z là đường tròn tâm \(I\left( {0,1} \right)\) bán kính \(1\).

b) Giả sử

Ta có:\(\left| {{{z – i} \over {z + i}}} \right| = 1 \Leftrightarrow \left| {z – i} \right| = \left| {z + i} \right| \)

\(\Leftrightarrow \left| {x + \left( {y – 1} \right)i} \right| = \left| {x + \left( {y + 1} \right)i} \right|\)

                         \( \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y – 1} \right)^2} = {x^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} \Leftrightarrow y = 0 \Leftrightarrow \) z là số thực.

Tập hợp M là trục thực \(Ox\).

c)

\(\left| z \right| = \left| {\overline z  – 3 + 4i} \right| \Leftrightarrow \left| {x + yi} \right| = \left| {x – yi – 3 + 4i} \right|\)

\( \Leftrightarrow \left| {x + yi} \right| = \left| {\left( {x – 3} \right) + \left( {4 – y} \right)i} \right| \)

\(\Leftrightarrow {x^2} + {y^2} = {\left( {x – 3} \right)^2} + {\left( {4 – y} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow 6x + 8y = 25\)

Tập hợp M là đường thẳng có phương trình: \(6x + 8y = 25\)

Advertisements (Quảng cáo)