Trang Chủ Bài tập SGK lớp 12 Bài tập Toán lớp 12 Nâng cao

Bài 31, 32, 33 trang 206, 207 Sách Giải tích 12 Nâng cao: Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng

Bài 3 Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng. Giải bài 31, 32, 33 trang 206, 207 SGK Giải tích lớp 12 Nâng cao. Biểu diễn hình học các số phức…

Bài 31: Cho các số phức \({\rm{w}}= {{\sqrt 2 } \over 2}\left( {1 + i} \right)\) và \(\varepsilon  = {1 \over 2}\left( { – 1 + i\sqrt 3 } \right)\)

a) Chứng minh rằng \({z_o} = \cos {\pi  \over {12}} + i\sin {\pi  \over {12}},\,{z_1} = {z_o}\varepsilon ,\,{z_2} = {z_o}{\varepsilon ^2}\) là các nghiệm của phương trình \({z^3} – {\rm{w}} = 0;\)

b) Biểu diễn hình học các số phức \({z_o},\,{z_1},\,{z_2}\)

a) Ta có: \({\rm{w}} = \cos {\pi  \over 4} + i\sin {\pi  \over 4}\)

\(\eqalign{  & \varepsilon  = \cos {{2\pi } \over 3} + i\sin {{2\pi } \over 3}  \cr  & z_o^3 = {\left( {\cos {\pi  \over {12}} + i\sin {\pi  \over {12}}} \right)^3} = \cos {\pi  \over 4} + i\sin {\pi  \over 4} ={\rm{w}}  \cr  & z_1^3 = {\left( {{z_o}\varepsilon } \right)^3} = z_o^3.{\varepsilon ^3} = {\rm{w}} \,\,\left( {\text{vì}\,\,\,{\varepsilon ^3} = 1} \right),  \cr  & z_2^3 = {\left( {z_o{\varepsilon ^2}} \right)^3} = z_o^3{\varepsilon ^6} = z_o^3 ={\rm{w}}\cr} \)

b) Biểu diễn: Các điểm A, B, C lần lượt biểu diễn \({z_0},\,\,{z_1},\,\,{z_2}\)

Nhận xét: A,B,C tạo thành một tam giác đều.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 32: Sử dụng công thức Moa-vrơ để tính \(\sin 4\varphi \) và \(\cos 4\varphi \) theo các lũy thừa của \(\sin \varphi \) và \(\cos \varphi \)

Ta có: \(\cos 4\varphi  + i\sin 4\varphi  = {\left( {\cos \varphi  + i\sin \varphi } \right)^4}\)

            \(\eqalign{  &  = {\cos ^4}\varphi  + 4\left( {{{\cos }^3}\varphi } \right)\left( {i\sin \varphi } \right) \cr&+ 6\left( {{{\cos }^2}\varphi } \right)\left( {{i^2}} \right){\sin ^2}\varphi  \cr&+ 4\left( {\cos \varphi } \right)\left( {{i^3}{{\sin }^3}\varphi } \right) + {i^4}{\sin ^4}\varphi   \cr  &  = {\cos ^4}\varphi  – 6{\cos ^2}\varphi {\sin ^2}\varphi  + {\sin ^4}\varphi  \cr&+ \left( {4{{\cos }^3}\varphi \sin \varphi  – 4\cos \varphi {{\sin }^3}\varphi } \right)i. \cr} \)

Từ đó: \(\cos 4\varphi  = {\cos ^4}\varphi  – 6{\cos ^2}\varphi {\sin ^2}\varphi  + {\sin ^4}\varphi \)

Advertisements (Quảng cáo)

            \(\sin 4\varphi  = 4{\cos ^3}\varphi \sin \varphi  – 4\cos \varphi {\sin ^3}\varphi \)

Bài 33: Tính \({\left( {\sqrt 3  – i} \right)^6};\,\,\,{\left( {{i \over {1 + i}}} \right)^{2004}};\,\,\,{\left( {{{5 + 3i\sqrt 3 } \over {1 – 2i\sqrt 3 }}} \right)^{21}}\)

\({\left( {\sqrt 3  – i} \right)^6} = {\left[ {2\left( {\cos \left( { – {\pi  \over 6}} \right) + i\sin \left( { – {\pi  \over 6}} \right)} \right)} \right]^6}\)

\(= {2^6}\left[ {\cos \left( { – \pi } \right) + i\sin \left( { – \pi } \right)} \right] =  – {2^6}\)

\({i \over {i + 1}} = {{1 + i} \over 2} = {1 \over {\sqrt 2 }}\left( {\cos {\pi  \over 4} + i\sin {\pi  \over 4}} \right)\) nên

\(\eqalign{  & {\left( {{1 \over {1 + i}}} \right)^{2004}} = {1 \over {{2^{1002}}}}\left( {\cos {{2004\pi } \over 4} + i\sin {{2004\pi } \over 4}} \right)  \cr  & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {1 \over {{2^{1002}}}}\left( {\cos \pi  + i\sin \pi } \right) =  – {1 \over {{2^{1002}}}} \cr} \)

\({{5 + 3i\sqrt 3 } \over {1 – 2i\sqrt 3 }} = {{\left( {5 + 3i\sqrt 3 } \right)\left( {1 + 2i\sqrt 3 } \right)} \over {1 + 12}} = {{ – 13 + 13i\sqrt 3 } \over {13}} \)

\(=  – 1 + i\sqrt 3 \)

\( = 2\left( { – {1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right) = 2\left( {\cos {{2\pi } \over 3} + i\sin {{2\pi } \over 3}} \right)\)

Do đó:

\({\left( {{{5 + 3i\sqrt 3 } \over {1 – 2i\sqrt 3 }}} \right)^{21}} = {2^{21}}\left( {\cos 14\pi  + i\sin 14\pi } \right) = {2^{21}}\)

Advertisements (Quảng cáo)