Bài C1: Giải thích tại sao có thể chụp ảnh ban đêm nhờ camera hồng ngoại.
Ta có thể chụp ảnh ban đêm nhờ camera hồng ngoại vì tất cả các vật bị nung nóng đều phát ra tia hồng ngoại, ngay cả thân nhiệt động vật máu nóng cũng phát ra tia hồng ngoại.
Bài C2: Tại sao khi làm việc, người thợ hàn hồ quang phải cầm dụng cụ che mắt (và cả mặt)?
Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây ung thư da, do đó thợ hàn phải có mặt nạ chuyên dụng che mắt và mặt lúc thao tác hàn.
Bài C3: Dây tóc nóng sáng của bóng đèn điện có phát ra tia tử ngoại không ? Liệu da bạn có bị xạm đen khi đứng gần đèn điện bật sáng?
Dây tóc nóng sáng của bóng đèn điện có nhiệt độ cao nên có thể phát ra tia tử ngoại, tuy nhiên liều lượng không nhiều và bị hấp thụ bớt bởi bóng thuỷ tinh của bóng đèn, vì vậy da không bị xạm đen khi đứng gần đèn điện bật sáng.
Bài 1: Tia hồng ngoại được phát ra
A. Chỉ bởi các vật nung nóng (đến nhiệt độ cao).
B. Chỉ bởi mọi vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh.
C. Chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 00 C.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Bởi mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 00 K.
Tia hồng ngoại được phát ra bởi các vật có nhiệt độ lớn hơn 00 K.
Chọn đáp án D.
Bài 2 trang 209 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. Tác dụng quang điện.
B. Tác dụng quang học.
Advertisements (Quảng cáo)
C. Tác dụng nhiệt.
D. Tác dụng hoá học ( làm đen phim ảnh).
Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Chọn đáp án C.
Bài 3 trang 209 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây?
A. Lò sưởi điện. B. Lò vi sóng.
C. Hồ quang điện. D. Màn hình vô tuyến.
Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ hồ quang điện.
Chọn đáp án C.
Bài 4 trang 209 SGK Vật Lý 12 Nâng cao
Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây ?
A. Quang điện. B. Chiếu sáng.
C. Kích thích sự phát quang D. Sinh lí.
Tia tử ngoại không có tác dụng chiếu sáng.
Chọn đáp án B.