Bài C1: So sánh hình ảnh quan sát được trong thí nghiệm ở hình 36.3 với hình ảnh giao thoa của sóng cơ mà em đã biết.
Các vân giao thoa sáng, tối thấy được trên màn ảnh có dạng là các đường thẳng song song, cách đều nhau.
Các vân giao thoa trong giao thoa sóng cơ học có dạng là các đường hypebol
Bài C2: Trong thí nghiệm ở hình 36.3, độ lệch pha của hai nguồn S1, S2 bằng bao nhiêu?
Hai nguồn S1, S2 phát hai sóng ánh sáng kết hợp có cùng tần số và cùng pha.
Bài C3: Nếu thay cho việc rạch hai khe S1, S2 trên màn E, người ta dùi hai lỗ nhỏ S1, S2 thì bạn sẽ quan sát thấy gì?
Advertisements (Quảng cáo)
Nếu thay hai khe S1, S2 trên màn M2 bằng 2 lỗ nhỏ S1, S2 thì trên màn E vẫn quan sát thấy hiện tượng giao thoa, cũng có các vạch sáng và vạch tối xen kẽ, song song cách đều nhau, độ sáng của hệ vân giảm hẳn đi. Do đó để tăng độ sáng cho hệ vân, người ta thường thay các lỗ S1, S2 bằng hai khe hẹp.
Bài C4: Khi chắn một trong hai khe, S1 hoặc S2 ta quan sát thấy hiện tượng gì trên màn E?
Khi chắn một trong hai khe S1 hoặc S2 thì hệ vân giao thoa hoàn toàn biến mất, tức là ta chỉ quan sát được vân giao thoa khi có ánh sáng kết hợp từ 2 khe cùng rọi sáng lên màn ảnh E.
Bài 1: Để hai sóng có cùng tần số giao thoa được với nhau, thì chúng phải có điều kiện nào sau đây?
Advertisements (Quảng cáo)
A. Cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng biên độ và ngược pha.
C. Cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Để hai sóng có cùng tần số giao thoa được với nhau thì chúng phải có điều kiện là hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Chọn đáp án D.
Bài 2: Hai sóng cùng tần số, được gọi là sóng kết hợp, nếu có
A. Cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
C. Độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. Độ lệch pha và hiệu biên độ không đổi theo thời gian.
Hai sóng có cùng tần số được gọi là sóng kết hợp, nếu có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Chọn đáp án C.