Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 36: Góc trang 58, 59, 60 Toán lớp 6 tập 2 KNTT

Trả lời câu hỏi luyện tập, vận dụng trang 58, 59 SGK Toán 6 tập 2 KNTT. Giải bài 8.25, 8.26, 8.27, 8.28, 8.29 trang 60 Toán lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2. Bài 36 Góc – Chương 8 Những hình hình học cơ bản

Câu hỏi 1

Quan sát hình 8.45 và đọc tên các góc trong hình vẽ. Với mỗi góc, hãy cho biết đỉnh và các cạnh của nó.

– Lấy 2 tia chung gốc phân biệt trên hình.

– Góc có hai tia chung gốc Ox và Oy là góc xOy (hoặc viết là góc yOx)

Góc xOy có cạnh là Oy và Ox và đỉnh là điểm O

Góc xOz có cạnh là Oz và Ox và đỉnh là điểm O

Góc yOz có cạnh là Oz và Oy và đỉnh là điểm O

Luyện tập 1

1. Quan sát hình 8.46 và gọi tên các góc có định là A, B trong hình vẽ.

2. Vẽ hình theo hướng dẫn sau:

– Vẽ đường thẳng xy.

– Lấy điểm A thuộc đường thẳng xy.

– Lấy điểm B không thuộc đường thẳng xy.

– Nối A và B.

a) Em hãy đọc tên các góc có trong hình vừa vẽ;

b) Trong các góc đó, hãy chỉ ra góc bẹt.

1.

– Xác định các tia có chung gốc là A và các tia có chung gốc là B.

– Chẳng hạn tia AB và AC có chung gốc A thì ta kí hiệu góc tạo bởi 2 tia này là \(\angle BAC\) (Gốc luôn được viết ở giữa)

2. Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm A nằm trên xy và B không nằm trên xy.

a)

–  Xác định các tia chung gốc trong hình.

– Gốc luôn được viết ở giữa.

b)

– Tìm tia đối nhau trong hình: Tia có gốc nằm trên một đường thẳng.

– Góc tạo bởi 2 tia đối nhau là góc bẹt.

1. Các góc có đỉnh A ,B trong hình vẽ :

 \(\angle DAC;\angle DAB;\angle BAC.\)

\(\angle ABC;\angle ABD;\angle BDC\).

2.

a.Các góc có trong hình vẽ là :

∠ xAB ; ∠ BAy ; ∠ xAy

b. Ax và Ay là hai tia đối nhau nên ∠ xAy là góc bẹt.

Vận dụng 1

Compa là một dụng cụ học tập quen thuộc của các em học sinh. Mở chiếc compa ra ta thấy hình ảnh của một góc, trong đó hai cạnh của compa là hai cạnh của góc, đỉnh của compa là đỉnh của góc (h.8.47). Em hãy tìm thêm trong thực tiễn các hình ảnh của góc và mô tả đỉnh, cạnh của các góc đó.

Quan sát chiếc kéo và tìm góc ứng với chiếc kéo của em.

Quan sát chiếc ê ke. Xác định các góc.

Quan sát đồng hồ có kim chỉ.

Advertisements (Quảng cáo)

Chiếc kéo cắt vải . Mở chiếc kéo ra ta thấy hình ảnh của một góc ,trong đó hai lưỡi kéo là cạnh của góc, phần nối nhau của 2 lưỡi kéo là đỉnh của góc.

Chiếc ê ke: hai cạnh của chiếc ê ke là cạnh của góc, điểm chung của 2 cạnh là gốc.

Đồng hồ: Góc có 2 cạnh là kim phút và kim giờ, đỉnh là phần nối kim phút và ki giờ.

Hoạt động 1

Quan sát hình 8.42 và cho biết cầu thủ nào nằm trong góc sút?

Cầu thủ nằm trong góc sút là cầu thủ nằm tròn hai tia của góc.

Cầu thủ mang áo số 5 nằm trong góc sút.

Hoạt động 2

Trên tờ giấy A4 màu, em xác định hai điểm M, N rồi dùng kéo cắt rời một góc từ tờ giấy như hình trên. Em hãy cho biết trong hai điểm M, N:

a) Điểm nào nằm trong góc vừa cắt rời?

b) Điểm nào không nằm trong góc đó?

a. Điểm nằm trên giấy là điểm nằm trong góc vừa cắt rời.

b. Điểm không nằm trên giấy là điểm không nằm trong góc vừa cắt rời.

a. Điểm M nằm trong góc vừa cắt rời

b. Điểm N không  nằm trong góc vừa cắt rời

Câu hỏi 2

Quan sát hình 8.49 và kể tên các điểm nằm trong góc mOn.

– Điểm nằm trong góc mOn là điểm nằm trong hai tia Om và On.

Các điểm nằm trong góc mOn là : B; C.

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng 2

Quan sát mặt đồng hồ ở hình bên và cho biết trong các chấm chỉ số trên mặt đồng hồ, những chấm nào nằm trong góc tạo bởi:

a) Kim giờ và kim phút;

b) Kim giây và kim phút.

a) Tìm góc tạo bởi kim giờ và kim phút. Số nằm giữa hai kim đó là góc cần tìm.

b) Tìm góc tạo bởi kim giây và kim phút. Số nằm giữa hai kim đó là góc cần tìm.

a.

Các chấm cần tìm là các chấm chỉ số: 11, 12, 1

b.

Các chấm cần tìm là các chấm chỉ số: 9, 10, 11, 12, 1

Luyện tập 2

Vẽ hình 8.50 vào vở.

a) Kể tên các điểm nằm trong góc xOy.

b) Lấy điểm I thuộc đoạn thẳng AB, điểm K nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn AB. Hỏi điểm I có nằm trong góc xOy không? Điểm K có nằm trong góc xOy không?

– Điểm nằm trên hai cạnh không là điểm nằm trong góc.

a. Các điểm nằm trong góc xOy là : P; M.

b.

Điểm I có nằm trong góc xOy. Điểm K không nằm trong góc xOy.

Giải bài 8.25 trang 60 Toán 6 tập 2

Viết tên (cách viết kí hiệu) của góc, chỉ ra đỉnh, cạnh của góc trong mỗi hình vẽ sau:

– Tìm các tia chung gốc.

– Kí hiệu góc: Gốc nằm ở giữa.

 a.\(\angle \;yMx\), đỉnh là M , cạnh của góc là My và Mx.

b. , đỉnh là E , cạnh của góc là DE và EF

\(\angle \;EDF\) , đỉnh là D , cạnh của góc là DE và DF

\(\angle \;DFE\), đỉnh là F , cạnh của góc là DF và FE.

Giải bài 8.26 Toán 6 trang 60

Cho đường thẳng xy. Vẽ hai điểm A, B nằm trên xy. Gọi tên các góc bẹt tạo thành.

– Kẻ đường thẳng xy

– Cứ có 1 điểm nằm tren xy thì có 1 góc bẹt.

 

Các góc bẹt tạo thành là : ∠ xAB ; ∠xBy.

Bài 8.27 trang 60 Toán 6 tập 2

Quan sát mặt đồng hồ dưới đây.

Trong các vạch chỉ số trên mặt đồng hồ, những vạch nào nằm trong góc tạo bởi kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?

Số nằm trên kim phút hoặc kim giờ thì không nằm trong góc tạo bởi hai kim này.

Vạch số 8, 7, 6, 5, 4.

15 phút chỉ số 3 nên số 3 nằm trên kim phút. Do đó số 3 không nằm trong góc tạo bởi kim phút và kim giờ.

Giải bài 8.28 Toán 6 trang 60 tập 2

Cho ba tia chung gốc Oa, Ob và Oc, trong đó không có hai tia nào đối nhau. Hỏi có bao nhiêu góc có hai cạnh là hai trong ba tia đã cho?

– Chọn hai tia bất kì trong 3 tia.

– Cứ 2 tia thì có 1 góc.

 

Góc aOb, cOb, cOa

Bài 8.29 trang 60 SGK Toán 6

Viết tên các góc có đỉnh A, đỉnh M trong hình vẽ sau:

– Tìm các tia có gốc A, gốc M

– Cứ 2 tia chung gốc thì có 1 góc.

Các tia gốc A: AB, AH, AM, AC.

Các tia gốc M: MB, MA, MC

Góc có đỉnh A: \(\widehat {BAH},\widehat {BAM},\widehat {BAC},\widehat {HAM},\widehat {HAC},\widehat {MAC}\)

Các góc có đỉnh M: \(\widehat {BMA},\widehat {AMC},\widehat {BMC}\)

Advertisements (Quảng cáo)