Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Toán lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Luyện tập chung trang 57 SGK Toán lớp 6 tập 2 Kết nối tri thức

Giải bài 8.20, 8.21, 8.22, 8.23, 8.24 trang 57 SGK Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Luyện tập chung trang 57 – Chương 8 Những hình hình học cơ bản

Giải bài 8.20 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A , B và C.

Câu a

Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho?

– Kẻ đường thẳng DE.

– Tìm các đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d, các đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d.

Ta cần tìm các đường thẳng đi qua 5 điểm A, B, C, D, E.

Ta đã có 2 đường thẳng là DE và d (đường thẳng đi qua A, B, C).

Đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d là: DA, DB, DC.

Đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d là: EA, EB, EC.

Vậy có 8 đường thẳng  đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho: DE, d, DA, DB, DC, EA, EB, EC.

Câu b

Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?

– Điểm G là điểm chung của hai đường thẳng.

– Hai đường thẳng không có điểm chung là hai đường thẳng song song.

Ta cần tìm điểm G nằm trên d và D, E, G thẳng hàng. Khi đó G là điểm chung của DE và d. Hay G là giao điểm của DE và d.

Không phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế này, điểm G tồn tại khi đường thẳng DE cắt d. Khi DE và d song song với nhau thì không tồn tại điểm G.

Giải bài 8.21 trang 57 Toán 6 tập 2

Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

Câu a

Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.

– Vẽ tia Om trước.

– Lấy điểm M trên Om: Đặt thước kẻ sao cho vạch số 0 trùng với điểm O, vạch số 5 trùng với điểm M.

– Kẻ tia đối của Om: Kẻ đường có hướng ngược lại với Om.

Advertisements (Quảng cáo)

– Lấy điểm N, đo đoạn ON=7cm: tương tự khi lấy điểm M.

– Sử dụng công thức: MN=OM+ON

Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M ,N nên ta có : ON+OM=MN

Mà OM=5cm; ON=7cm.

Vậy MN= 5+7=12 (cm).

Câu b

Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.

– Lấy điểm K giữa M và N sao cho đoạn thẳng NK bằng một nửa độ dài MN.

– K là trung điểm của MN nên \(MK = KN = \frac{{MN}}{2}\)

– O là điểm nằm giữa K và M nên OK + OM = KM

– Nếu OK + OM = KM  thì OK = KM – OM .

– Thay độ dài các đoạn thẳng KM, OM vào công thức trên tính OK.

Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có : KM=KN=MN:2=12:2=6 (cm)

Ta có : O nằm giữa M và K nên:

Advertisements (Quảng cáo)

OK + OM = KM mà KM = 6 cm; OM = 5 (cm)

Vậy OK = KM – OM = 6 – 5 = 1(cm).

Câu c

Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Quan sát hình vẽ và nhận xét vị trí của điểm.

Vì OK < MK nên K  thuộc tia OM.

Bài 8.22 trang 57 SGK Toán 6 KNTT tập 2

Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng OM.

– Kẻ tia Ox, lấy OA=4cm, OB=6cm.

– Tính độ dài đoạn thẳng AB: AB=OB-OA.

– M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì \(AM = MB = \frac{{AB}}{2}\)

– Tính độ dài đoạn thẳng OM: OM=OB-MB

 Vì A và B nằm trên tia Ox nên điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm O

Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B nên ta có : OA+AB=OB mà OB=6 cm; OA=4 cm

Do đó AB=OB-OA=6-4=2 cm.

Vì M là trung điểm của AB nên ta có : MA=MB=AB : 2=1 cm

Vì BM < BO nên M nằm giữa O và B, ta có : OM+MB=OB mà MB=1 cm ; OB=6 cm ; OM=OB-MB=6-1=5 cm

Giải bài 8.23 Toán 6 tập 2

Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

Liệt kê các bộ gồm ba điểm thẳng hàng.

3 điểm được gọi là thẳng hàng nếu 3 điểm ấy cùng nằm trên một đường thẳng.

Tất cả các điểm trên hình đều thẳng hàng với nhau nên các bộ ba các điểm thẳng hàng là các bộ 3 điểm trong 4 điểm A, B, C, N.

Các bộ ba điểm thẳng hàng là :

A,C,N và A,C,B và C,N,B và B,N,A.

Bài 8.24 trang 57 Toán 6: Luyện tập chung

Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều đi qua 3 trong 7 điểm đó.

– Lấy 3 điểm C, E, B sao cho E nằm giữa C và B.

– Lấy điểm A không thuộc đường thẳng chứa 3 điểm trên.

– Nối các đoạn AB, AC, AE.

– Lấy điểm D trên AC sao cho D nằm giữa hai điểm A và C.

– Kẻ đoạn BD.

– Lấy G là điểm chung của AE và BD.

– Nối CG.

 Từ cách kẻ như trên ta được hình thỏa mãn bài toán:

Advertisements (Quảng cáo)