Hoạt động 1
Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng từ A đến B. (h.8.23).
Em có nhận xét gì về những vị trí mà người đó đã đi qua so với hai điểm A và B.
Xác định vị trí của người đó và hai điểm A, B.
Vị trí mà người đó đi qua luôn nằm giữa A và B.
Hoạt động 2
Cho hai điểm phân biệt A và B. Lấy điểm C nằm ở giữa A và B, Lấy điểm D nằm khác phía với A đối với B. Dùng thước thẳng và bút màu đen kẻ một vạch thằng bắt đầu từ A và kết thúc ở B. Em có nhận xét gì về vị trí của hai điểm C và D đối với phần vạch thẳng màu đen.
Xác định vị trí của C đối với vạch thẳng màu đen.
Xác định vị trí của D đối với vạch thẳng màu đen.
Điểm C nằm trên vạch thẳng màu đen. Điểm D nằm ngoài vạch thẳng màu đen.
Câu hỏi 1
Đọc tên tất cả các đoạn thẳng trong hình 8.26.
Xác định các đoạn thẳng: Đoạn nối hai trong 3 điểm trên hình.
Các đoạn thẳng là : AB,BC,AC.
Luyện tập 1
Với bốn điểm A, B, C, D như hình 8.27, em hãy kể tên các đoạn thẳng có đầu mút là:
a) Hai trong ba điểm A, B, C;
a) Hai trong bốn điểm A, B, C, D.
Chọn 2 điểm phân biệt. Với mỗi 2 điểm phân biệt thì được 1 đoạn thẳng.
a. Các đoạn thẳng là : AB, AC, BC.
b. Các đọa thẳng là: AB, AC, AD, BC, BD, CD.
Vận dụng 1
Có 5 hòn đảo được vẽ như 5 điểm phân biệt, trong đó có đúng hai hòn đảo được nối với
nhau bởi một cây cầu, được vẽ như một đoạn thẳng (h.8.28). Hỏi phải xây thêm ít nhất bao nhiêu cây cầu nối các hòn đảo để có thể đi qua lại giữa hai hòn đảo tuỳ ý thông qua các cây cầu đó?
Kẻ tất các các đoạn thẳng với đầu mút lần lượt là A, B, C, D, E.
Các đoạn thẳng trùng nhau thì không đếm.
Đầu mút A: có 4 đoạn thẳng AB, AC, AD, AE.
Đầu mút B: có 3 đoạn thẳng BC, BD, BE (BA trùng với AB nên không đếm).
Đầu mút C: có 2 đoạn thẳng CD, CE (CA trùng AC, CB trùng BC).
Đầu mút D: có 1 đoạn thẳng DE (DA trùng AD, DB trùng BD, DC trùng CD)
Đầu mút E: không thêm đoạn thẳng nào (vì EA trùng AE, EB trùng BE, EC trùng CE, ED trùng DE ở trên).
Advertisements (Quảng cáo)
Cần phải xây thêm ít nhất 4+3+2+1=10 cây cầu nối hai hòn đảo.
Hoạt động 3
Mặt bàn học sinh của em dài khoảng mấy gang tay của em?
Đo bằng gang tay của mình
Mặt bàn học của em dài khoảng 7 gang tay.
Hoạt động 4
Mở trang cuối của sách giáo khoa, em sẽ thấy thông tin về khổ sách là 19×26,5 cm. Em hiểu thông tin đó như thế nào?
Khổ sách là kích thước của sách: chiều dài x chiều rộng.
Chiều rộng: 19 cm; chiều dài là 26,5 cm.
Câu hỏi 2
Em còn biết những đơn vị đo độ dài nào khác?
Nhớ lại đơn vị đo độ dài đã được học ở cấp 1.
Tìm các đơn vị đo độ dài trên sách báo, internet,…
Những đơn vị độ dài khác là : km;m;dm;hm;dam;inch….
Hoạt động 5
Dùng thước có vạch chia để đo độ dài các đoạn thẳng AB, CD, EG trong hình 8.31 rồi trả lời các câu hỏi sau:
a) Đoạn thẳng AB có dài bằng đoạn thẳng EG không?
b) Trong các đoạn AB và CD, đoạn thằng nào có độ dài nhỏ hơn?
c) Trong các đoạn CD và EG, đoạn thẳng nào có độ dài lớn hơn?
Sử dụng thước đo:
Advertisements (Quảng cáo)
Đặt vạch số 0 tại một đầu mút của đoạn thẳng.
a.Đoạn thẳng AB có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng EG.
b.Đoạn thẳng AB có độ dài nhỏ hơn độ dài đoạn thẳng CD.
c..Đoạn thẳng CD có độ dài lớn hơn độ dài đoạn thẳng EG.
Luyện tập 2
Em hãy đo các đoạn thẳng trong hình 8.33b rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau theo mẫu như hình 8.33a.
Sử dụng thước đo.
Hình 8.33a: Đoạn thẳng AB=AD nên được đánh dấu là 1 vạch xanh.
Đoạn thẳng CB=CD nên được đánh dấu là 2 vạch xanh.
QM=PN : 2 vạch xanh
QN=PM: 1 vạch xanh.
Vận dụng 2
Dùng thước thẳng có chia vạch, em hãy đo chiều dài của cây bút em đang dùng. So sánh chiều dài cây bút với chiều dài thước thẳng và rút ra kết luận.
Đặt vạch số 0 tại 1 đầu của bút, đâu còn lại của bút tại vạch nào thì thước có độ dài là vạch đó.
Chiều dài cây bút nhỏ hơn chiều dài thước thẳng
Giải bài 8.10 trang 54 Toán 6 tập 2
Dùng compa vẽ đường tròn tâm O có bán kính 2 cm.Gọi M và N là hai điểm tùy ý trên đường tròn đó. Hai đoạn thẳng OM và ON có bằng nhau không?
Sử dụng compa:
+ Vẽ một điểm O trên vở.
+ Mở cung của compa sao cho cung đó độ dài bằng 2 cm.
+ Đặt đầu nhọn của compa tại tâm O.
Sử dụng compa:
+ Vẽ một điểm O trên vở.
+ Mở cung của compa sao cho cung đó độ dài bằng 2 cm.
+ Đặt đầu nhọn của compa tại tâm O.
OM =ON= độ dài bán kính đường tròn
Giải bài 8.11 trang 54 SGK Toán 6
Việt dung thước đo độ dài đoạn thẳng AB. Vì thước bị gãy mất một mẩu nên Việt chỉ có thể đặt thước để điểm A trùng với vạch 3 cm. Khi đó điểm B trùng với vạch 12 cm .Em hãy giúp Việt tính độ dài đoạn thẳng AB.
Lấy 12 trừ đi 3.
Độ dài đoạn thẳng AB là : 12-3=9 (cm).
Giải bài 8.12 trang 54 Toán 6 KNTT
Bạn Nam dùng bước chân để đo chiều dài lớp học. Sau 12 bước liên tiếp kể từ mép tường đầu lớp thì còn khoảng nửa bước chân nữa là đến mép tường cuối lớp. Nếu mỗi bước chân của Nam dài khoảng 0,6 m thì lớp học dài khoảng bao nhiêu?
Tính chiều dài của 12 bước cộng với chiều dài của nửa bước.
Nửa bước có độ dài là 0,5.0,6 m
Nửa bước có độ dài là 0,5.0,6 m
Lớp học đó dài số mét là :
0,6.12 + 0,6.0,5=7,5 (m).
Bài 8.13 trang 54 Toán 6 tập 2
Hãy đo độ dài ( đơn vị milimet) rồi sắp xếp các đoạn thẳng trong hình 8.34 theo thứ tự tăng dần của độ dài.
Sử dụng thước đo rồi so sánh.
AB=4cm
CD=1cm
EF=2cm
GH=3cm
IK=5cm.
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ dài đoạn thẳng :
CD < EF < GH < AB < IK.
Giải bài 8.14 trang 54 Toán 6 tập 2 KNTT
Một cái cây đang mọc thẳng thì bị bão làm gãy phần ngọn. Người ta đo được phần ngọn bị gãy dài 1,75 m và phần thân còn lại dài 3 m .Hỏi trước khi bị gãy, cây cao bao nhiêu mét ?
Chiều cao của cây bằng tổng độ dài phần ngọn và phần thân.
Trước khi bị gãy, cây cao số mét là :
1,75 + 3=4,75(m).