Trang Chủ Lớp 3 Đề thi học kì 1 lớp 3

Bộ 3 đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 được xem nhiều nhất 2021

Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 – 2022 gồm 3 đề thi, giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa học kì 1 cho học sinh của mình, và các em ôn tập, thử sức.

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM 2021 – 2022
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian: 40 phút

I. Đọc thành tiếng

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:

  • Cậu bé thông minh (TV 3 tập 1 trang 4)
  • Ai có lỗi (TV 3 tập 1 trang 12)
  • Các em nhỏ và cụ già (TV 3 tập 1 trang 62)
  • Chiếc áo len (TV 3 tập 1 trang 20)
  • Người mẹ (TV 3 tập 1 trang 29)
  • Người lính dũng cảm (TV 3 tập 1 trang 38)
  • Bài tập làm văn (TV 3 tập 1 trang 46)
  • Trận bóng dưới lòng đường (TV 3 tập 1 trang 54)

II. Đọc hiểu

Đọc thầm bài thơ “Bận” và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Bận

Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa.

Cô bận cấy lúa
Chú bận đánh thù
Mẹ bận hát ru
Bà bận thổi nấu.
Còn con bận bú
Bận ngủ bận chơi
Bận tập khóc cười
Bận nhìn ánh sáng.

Mọi người đều bận
Nên đời rộn vui
Con vừa ra đời
Biết chăng điều đó
Mà đem vui nhỏ
Góp vào đòi chung.

Câu 1: “Bận” là tên bài thơ của tác giả nào ?

A. Xuân Diệu
B. Trần Đăng Khoa
C. Trinh Đường
D. Phạm Duy

Câu 2: Mọi người xung quanh bé bận những gì ?

A. Cấy lúa
B. Đánh thù
C. Thổi nấu và hát ru
D. Cả A, B, C

Câu 3: Em bé bận những gì?

A. Bận bú, bận chơi
B. Bận khóc, cười
C. Bận nhìn ánh sáng
D. Cả A, B, C

Câu 4: Vì sao mọi người, mọi vật bận rộn nhưng vẫn vui?

A. Vì mọi người, mọi vật thích làm việc.
B. Vì làm việc tốt, người và vật thấy khoẻ ra.
C. Vì việc tốt đem lại lợi ích cho cuộc đời nên người và vật dù bận làm việc tốt vẫn thấy vui.

Câu 5: Từ nào sau đây viết đúng chính tả:

a. Lẻ noi
b. Nặng nề
c. Lặng nẽ
d. Nứt lẻ

Câu 6: Điền thêm từ ngữ thích hợp vào ô trống để tạo thành hình ảnh so sánh.

a) Tiếng gió rừng vi vu như ……………………………………………

b) Sương sớm long lanh tựa …………………………………………….

Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về:

Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.

…………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 8: (0,5 điểm) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:

Đêm qua bão về làm đổ nhiều cây cối.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 9: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu sau:

…………………………………, cả nhà em sẽ về thăm ông bà.

II. Viết (HS viết ra giấy ô ly)

1. Chính tả

– Nghe – viết: “Mùa hoa sấu” từ “ Vào những ngày …đến rơi như vậy” (TV3 tập 1 trang 73)

2. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể về người hàng xóm mà em yêu quý.

  • Gợi ý:
  • Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
  • Người đó làm nghề gì?
  • Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
  • Tình cảm người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?

ĐỀ SỐ 2

I. KIỂM TRA ĐỌC (10đ):

A. Đọc hiểu:

Mùa hoa sấu

Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hao trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

Băng Sơn

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?

a) Cây sấu ra hoa.

b) Cây sấu thay lá.

Advertisements (Quảng cáo)

c) Cây sấu thay lá và ra hoa.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?

a) Hoa sấu nhỏ li ti.

b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

c) Hoa sấu thơm nhẹ.

3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?

a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

b) Hoa sấu hăng hắc.

c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.

4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh?

a) 1 hình ảnh.

b) 2 hình ảnh.

c) 3 hình ảnh.

B. Đọc thành tiếng

Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn 55 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.

2. Tập làm văn:

Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.


ĐỀ SỐ 3

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu:

Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Các bạn nhỏ đi đâu?

a. Các bạn nhỏ đi học.

b. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi.

c. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.

d. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường.

2. Điều gì khiến các em phải dừng lại?

a. Gặp một chuyện bất thường trên đường.

b. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu.

c. Gặp một em bé lạc đường.

d. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được.

3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

a. Ông cụ bị mất tiền.

b. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí.

c. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi.

d. Ông cụ buồn về chuyện gia đình.

4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào?

a. Buồn bã

b. vui vẻ

c. Bướng bỉnh

B. KIỂM TRA VIẾT:

1. Chính tả: (Nghe – viết):

Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70.

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.

Advertisements (Quảng cáo)