Trang Chủ Văn nghị luận Văn nghị luận văn học

Kỹ năng và cách làm bài So sánh văn học

Chia sẻ Kỹ năng làm văn nghị luận so sánh văn học

Có thể nói, đây là dạng đề phức tạp, khó xử lý nhất đôi với học sinh THPT vì nó đòi hỏi không chỉ kiến thức mà còn yêu cầu rất cao về khả năng tư duy và óc tổng hợp. ở dạng đê này, nếu không thận trọng, rất dễ biến bài viết thành bài liệt kê một cách dễ dãi những kiến thức đã học khiến bài trở nèn loãng, nhạt và dàn trải.

Để tránh tình trạng này, học sinh trước hết cần ý thức rõ về bản chất của thao tác so sánh (để xác định điểm giống – khác của các đối tượng, trên cơ sở đó nhìn nhận rõ hơn về đặc điểm và giá trị của mỗi đối tượng ấy). Từ đó có thể xác định yêu cầu đối với kiểu bài so sánh là phải sử dụng thao tác so sánh như một thao tác chính để triển khai bài viết. Tất nhiên là để kết luận rút ra từ việc so sánh có chất lượng và sức thuyết phục cao, không thể bỏ cua các thao tác hỗ trợ như phân tích, bình luận, chứng minh… Khi thực hiện thao tác so sánh, để kết luận rút ra có tính chuẩn xác cao, học sinh cần chú ý tách đối tượng thành các bình diện khác nhau để khảo sát chứ không nên nlập cục để nhận xét một cách chung chung. Sau khi đã tách đối tượng thành Các bình diện cụ thể, cần đối chiếu đổi tượng ở từng bình diện để xem xét, các bình diện đưa ra so sánh phải có sự hô ứng, tương đồng. Ví dụ: hình tượng với hình tượng, tư tưởng với tư tưởng, chất liệu với chất liệu, kết cấu với kết cấu. Khi lập ý cho bài so sánh, nên tách ra làm hai mặt giống và khác (hoặc chang và riêng) để triển khai. Lưu ý: phần nói vê điểm chung chỉ nên lướt qua ()ỏi khi xem xét đến cùng thì sẽ không còn điểm chung nữa, mọi đối tượng chi có thể giống nhau trên nét lớn còn sự triển khai cụ thể sẽ tạo thành sắc thái riêng), tập trung thời gian xem xét điểm riêng, nét độc đáo của từng đối tượig. Học sinh có thể lập ý so sánh theo từng bình diện ở cả hai đối tượng, có thỉ phân tích hết đôì tượng này rồi đến đối tượng kia song nếu làm theo cách thứ hai vẫn cần xem xét các đối tượng ở từng bình diện theo một trình tự thống nhất, sau khi lần lượt phân tích cần có phần tổng hợp nêu những nhận xét đinh giá rút ra trong quá trình phân tích ở trên.

Lưu ý:

– Trong mọi dạng bài, học sinh đều cần trình bày thành ba phần: giới thiệu – triển khai – tổng kết, đánh giá.

phần giới thiệu: thông tin cần cung cấp là thông tin về vấn để: ác giả, tác phẩm, điểm đặc biệt hay tính quan trọng của vấn đề.  Ở  phần nà, học sinnh chỉ nêu ý khái quát, tránh đưa thông tin cụ thể, chi tiết, tránh lan man, dài dòng.

Phần triển khai: cần cô gắng lập ý cho rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp và phát triển ý cần hợp lý, tránh lối viết tùy tiện, lộn xộn. Để ý sáng rõ cần có dẫn chứng, và chỉ phân tích dẫn chứng ở khía cạnh cần cho sự phát riển ý, tránh viết chung chung, tránh lôi áp đặt không có bằng cớ song cùig cần tránh phô kiến thức một cách không cần thiết.

Phần tổng kết đánh giá: nên thể hiện một cái nhìn tổng hợp là toàn diện về vấn đề bằng những nhận xét có tính khái quát, tránh việc tếp tục phân tích bình luận cụ thể vê các chi tiết như ở thân bài.

Advertisements (Quảng cáo)