Trang Chủ Lớp 12 Đề thi học sinh giỏi lớp 12

Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Văn THPT Quốc gia 2020 tỉnh Khánh Hòa

‘Thơ ca, nếu không có người, tôi đã mồ côi’. Từ trải nghiệm học và đọc thơ của bản thân, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên; Trước sức hút của thế giới ảo, liệu con người có còn nhận ra vẻ đẹp của nhưng khoảng lặng, những khoảnh khắc một mình trong thế giới thực?…

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

Môn thi: NGỮ VĂN (Vòng 2)

Ngày thi: 20/9/2019

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (8,0 điểm):

Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới. Thay vì bình tâm ngắm buổi hoàng hôn lộng lẫy, chúng ta điên cuồng tìm những cái lọc khác nhau để chụp mấy chục cái ảnh, rồi bận rộn chọn 1 cái ‘đạt’ nhất để post lên, băn khoăn nghĩ 1 lời tựa hấp dẫn. Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo. KHông có hình tượng nào thể hiện rõ hơn hình ảnh 1 bà mẹ trẻ vừa cho con bú vừa lướt web. Việc bost ảnh đứa bé sơ sinh lên mạng trở nên quan trọng hơn việc ngắm nhìn nó bú mẹ và cảm thấy đươc kết nối với vũ trụ.

Đặng Hoàng Giang, “vẻ đẹp của người đứng một mình ”, Tuổi trẻ cuối tuần, số ra 06/8/2015).

Trước sức hút của thế giới ảo, liệu con người có còn nhận ra vẻ đẹp của nhưng khoảng lặng, những khoảnh khắc một mình trong thế giới thực?

Câu 2 (12 điểm):

Thơ ca, nếu không có người, tôi đã mồ côi.

Advertisements (Quảng cáo)

(R. Gamzatov, Đaghextan của tôi, tập 1, tr. 150)

Từ trải nghiệm học và đọc thơ của bản thân, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


Câu 1:

Một số nhận xét của các bạn học sinh:

“Bài nghị luận xã hội thực sự rất hay vì nói về một thực trạng phổ biến hiện nay, giới trẻ sử dụng mạng xã hội quá nhiều nên quên mất khả năng kết nối và khả năng cảm nhận cuộc sống của chính bản thân mình. Em thấy vấn đề này đang rất nổi cộm. Đề thi này không phải thách thức mà là đang tạo điều kiện cho học sinh”.

Ngọc cho rằng hiện nay mạng xã hội đang lan rộng, do vậy con người đang lầm tưởng nó là thế giới thật, nhiều khi ham mê quá mà quên mất những giá trị thực ngoài đời sống. Em cũng đưa ra phản đề, con người sống cần có khả năng kết nối và cảm nhận, đó mới là giá trị thực của đời sống. Đôi khi trong  cuộc sống chính chúng ta cũng từng đối xử không công bằng với ai đó, bởi vậy khi bắt họ phải chấp nhận cuộc sống thực là một điều quá tàn nhẫn…

Câu 2:

“Từ  bao giờ đến bây giờ, từ Homer đến kinh thi, thơ ca luôn có sức đông cảm  mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời từ những buồn vui của loài người và  sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế”
(Hoài thanh)

Advertisements (Quảng cáo)

Hàng  vạn năm, kể từ khi con người bước ra khỏi thuở hồng hoang của thế giới  để ngẩng cao đầu và bắt dầu biết cảm nhận thế giới xung quanh, thơ ca đã  ra đời và song hành với nhân loại, như một phương tiện đắc lực và đầy  xúc cảm, giúp con người bày tỏ nỗi niềm và đi sâu khám phá thế giới nội  tâm sâu kín, bí hiểm. Vai trò của thơ ca to lớn biết bao! Có lẽ cũng vì  thế mà nhà thơ Ranxum gamzatop dã từng thốt lên rằng: “thơ ca, nếu không có người tôi đã mồ côi”

Lời  nhận định của nhà văn Ranxum gamzatốp đã đề cao vai trò, khẳng định vị  trí to lớn và không thể thay thế của thơ ca trong đời sống.Thơ ca là gì?  Có nhièu định nghĩa về thơ. Có người cho rằng, “Thơ là thần hứng” “Thơ là ngọn lửa thần”…  Thơ là một hình thái ý thức phức tạp mà mỗi nhà thơ khác nhau lại có  những ý niệm rất khác nhau về thơ. Ta chỉ có thể nói được rằng thơ bắt  nguồn từ cảm xúc và động lại nơi sự đồng cảm bao la của muôn trùng cảm  xúc. Nếu không có thơ ca, con người đã “mồ côi”. Mồ côi là tính từ thể  hiện sự mất mát to lớn, làm con người bơ vơ giữa cuộc đời rộng lớn, đó  là nỗi đau đớn khôn cùng, để lại sự trống vắng hoang hoải khắp tâm hồn.  Với giả định “nếu không có người…” nhà thơ Raxun gamzatốp đã mô tả sự  thiếu vắng của thơ ca bằng sự mất mát lớn lao gói nặng trịch trong hai  chữ “mồ côi”. Phải, với tất cả chúng ta, những người sáng tạo cái đẹ và  khao khát lĩnh hội cái đẹp, sẽ trống vắng thế nào, sẽ đau đớn ra sao, sẽ  cạn kiệt và khô cằn đến nhường nào, khi vắng bóng thơ ca?

“Thơ  ca, nếu không có người tôi đã mồ côi” – Lời cảm thán của Ranxum  gamzatốp đã đề cập một cách xác đáng và xứng tầm về các giá trị bất tử  của thơ ca. Vì sao vậy? trước hết, bởi vì khát vọng bản năng của con  người là vươn đến cái đẹp toàn bích, cái đẹp chân-thiện-mỹ cao cả và  rạng ngơi của cuộc đời. Điều đó làm ta tự hào về con người: “Con người! Hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao”(Gorki).  Thơ là vẻ đẹp. Thơ ca hội tụ những giá trị thẩm mỹ tinh túy nhất, thuần  khiết nhất những cũng rất đỗi đời thường, chân thực..Thiếu thơ ca thì  những khát vọng trong con người sẽ như ngọn lửa bùng cháy bị chôn chặt  trong lòng đất mà không thể tuôn trào, sẽ bức bối, đau đớn biết bao? Khi  ấy một phần bản năng của con người đã “mồ côi”. Mặt khác, “bản chất mỗi con người đều là một nghệ sĩ”(gorki),  chất nghệ sĩ ấy thể hiện ở những cảm xúc mãnh liệt, những cái nhìn trìu  mến, đầy ân tình đối với cuộc sống. Chính điều đó đã dẫn tới một nhu  cầu cấp thiết: Sự chia sẻ! Thơ ca là cầu nối giữa những trái ti, là con  đường ngắn nhất chạm đến những tâm hồn, là người sứ giả kì diệu và uy  tín của những xúc cảm căng tràn nồng nhiệ, như một nhà thơ đã từng nhận  xét: “Trong tim mỗi con người đế có một cái van mà để mở được nó thì cần đến thơ”.  Thiếu đi thơ ca thì sự vắng bóng ấy sẽ kéo theo những trái tim “mồ  côi”, sẽ bơ vơ giữa những nỗi niềm không thể bày tỏ, con người sẽ cô đơn  và lạc lõng đến nhường nào? Thiếu đi thơ ca, cuộc sống chỉ còn là một  tinh cầu giá lạnh và khô cằn.

Với các nhà thơ, những  con người sinh ra và chết đi trong thơ, thì “Thơ ca, nếu không có  người”, đời họ là vô nghĩa. Bởi các nhà thơ sẽ là gì nếu không làm thơ?  Nếu không tồn tại thơ thì sự tồn tại của nhà thơ cũng như “sống mòn”.  Bởi thơ, đối với một nhà thơ là một cách đi sâu vào gốc rễ của xúc cảm  nơi trái tim mình, là nơi nhà văn sống thức với lòng mình và bầu máu  nóng nồng nhiệt chảy trong huyết quản, để trở lại làm chính mình. Chính  nhà thơ Ranxum Gamzatốp cũng đã từng tâm sự về thơ, một lý tưởng lớn lao  của đời mình:

“Khi tôi nhỏ thơ giống như bà mẹ
Tôi lớn lên, thơ lại giống người yêu
Chăm sóc tuổi già thơ sẽ là con gái
Lúc từ giã cõi đời kỉ niệm hóa thơ lưu”
(Thơ ca)

Thơ  theo tác giả suốt cuộc đời: “khi tôi nhỏ” rồi “Lớn lên” và “Về già”.  Thơ luôn chu đáo, ân cần. KHi thì bao la như “bà mẹ”, nồng nàn như  “người yêu”, thơm thảo như “con gái”. Và khi con người ấy trở về với cát  bụi, thơ lưu lại hình bóng họ trong những gì tốt đẹp nhất: “Kỉ niệm hóa  thơ lưu”. Như vậy đấy, thử hỏi khi không có thơ, không có một “bà mẹ”,  một “người yêu” một “người con gái” ấy thì con người ta là gì ngoài hai  chữ “mồ côi”? Và rồi khi phôi pha vào cát bụi, linh hồn ấy sẽ mãi cô  độc, sẽ mãi “mồ côi” khi không có thơ cất tiếng lòng tìm kiếm sự đồng  cảm nơi những trái tim hồng ấm nóng.

Mặt khác, sức mạnh  kì diệu và quảng đại của thơ cả có thể vươn tới hoàn thành nhiệm vụ của  những môn nghệ thuật khác. “Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là chạm  khắc…”. Tính nhạc, họa, điêu khắc trong thơ không tồn tại dưới dạng  vật chất nhưng luôn hiển hiện, đòi hỏi một khả năng cảm thụ tuyệt vời.  Đến với thơ, người nghệ sĩ có cơ hội hòa quyện với niềm say mệ của toàn  vẹn nghệ thuật, làm thơ mà như sáng tác nhạc, như điêu khắc, vẽ tranh.  Điều kì diệu ấy nếu mất đi sẽ làm cho người nghệ sĩ trống vắng đến  nhường nào?

Nhà thơ Quang dũng là người nghệ sĩ đa tài. Ông làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Và tất cả tài hoa ấy hội tụ trong thơ ông:

“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai pha luông mưa xa khơi”
(Tây Tiến)

Hai  câu thơ miêu tả bức tranh dữ dội, hoang sơ mà nên thơ, lãng mạn của  vùng núi Tây Bắc. Phép đối ở câu thơ thứ nhất như bẻ đôi nhịp thơ, đẩy  hai về về hai hướng đối lập: Cao và sâu. Cao vời vợi, sâu thăm thẳm. Cái  hay ở đây tác giả đã dùng cái cao để nói cái sâu, dùng cái sâu khôn  cùng để tả cái cao vô tận. Đó là chất hơ, ngôn ngữ tạo hình giàu tính  biểu cảm, đẹp. Chất thơ ấy còn hòa quyện trong chất nhạc. Như Xuân Diệu  từng nhận xét: “Đọc thơ Quang Dũng như ngậm nhạc trong miệng”. Câu thơ “Nhà ai pha luôn gmưa xa khơi ‘vơi thanh abừng tuyệt đối đã hài hòa âm điệu, tiết tấu với câu thơ gân  guốc, hiểm trở ở trên, tạo nên sự hòa quyện uyển chuyển, tưởng như đối  nhau chan chát mà lại hòa hợp, gợi cảm, giàu sức hút. Người đọc như đang  nghe một giai điệu thu hút giàu tiết tâu khi đang ngắm nhìn, tĩnh tâm  nơi khoảng lặng của một bức tranh thuy rmặc nhòa đi trong màn mưa của  cơn “mưa xa khơi”. Hình ảnh những ngôi nhà xa xa nhòa đi trong mfn mưa  xa ngái, mờ ảo còn chất chứa nỗi niềm về quê hương, gia đình của những  người lính Tây Tiến trên đường hành quân gian khổ. Ta bắt gặp một ánh  nhìn bình yên…

Như vậy, nhờ thơ ca, nhà thơ Quang  Dũng đã bộc lộ hết tài hoa và xúc cảm cũg như tâm sự sâu kín, nỗi nhớ  cồn cào trong mình. Nếu không có thơ ca thì sao? Ông vẫn có thể vẽ, vẫn  có thể sáng tác nhạc. Nhưng liệu những gam màu có thay thế được cái sâu  khôn cùng ẩn chứa trong những con chữ mà sức diễn đạt là vô hạn? Và liệu  những giai điệu kia vừa có thể giàu tính tạo hình lại vừa có thể trĩu  nặng cảm xúc, như thơ? Với Quang Dũng nói riêng và các thi sĩ nói chung,  thơ là không thể thay thế.  Với tư cách là nhà sáng tạo mà khả năng  sáng tạo luôn thôi thúc, luôn sôi sục,nếu thơ mất đi thì những thi sĩ sẽ  rơi vào bế tắc, như một kẻ bị giam cầm trong ngục tối mà không tháy áh  sáng, như tâm hồn sống cuộc đời thực vật. Nỗi mất mát ấy chẳng phải cũng  đau đớn nhứ mồ côi sao?

Với bạn đọc, thiếu đi thơ ca  cũng là thiếu đi một nơi để đồng cảm, chia sẻ; mất đi thơ ca là mất đi  một cơ hội đẻ làm tâm hồn mình phong phú, trong sạch hơn. Với chỉnh bản  thân tôi cũng vậy. Tôi nhớ mãi cái cảm giác sững sờ, rồi chuỷen thành  đau đớn, đồng cảm khi đọc những câu thơ của T.T.Kh:

“Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng 
Trời ơi người ấy có buồn không?
Có thầm nhớ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?”
(Hai sắc hoa ti gôn)

Đó  là một ngày xa xôi của năm lớp tám, khi tôi mới chỉ là một đứa trẻ chưa  hiểu nhiều về cuộc sống, vẫn còn bỡ ngỡ với nhiều thứ. Bài thơ đến với  tôi rất đột ngột, tình cờ trên một trang báo. Một nỗi niềm xâm chiếm lấy  tôi. Đo slà cái nỗi buồn khó tả, một cái cô đơn tuyệt vọng đến thắt  lòng gói trong những dòng thơ thống thiết.Cảm xúc của T.T.Kh đã xâm  chiếm tâm hồn tôi và ám ảnh tôi trong một thời gian dài. Tôi yêu loài  hoa ti gôn từ đó. Khi ấy, tôi vừa mất một người bạn thân… hai nỗi đau  không giống nhau. Hai hoàn cảnh không giống nhau. Nhưng cái thống thiết  tuyệt vọng trong tiếng thốt lên “trời ơi” và câu hỏi “Có thầm nhớ đến  loài hoa vỡ” đã chạm vào trái tim tôi. KHi người ta đau, thì những nỗi  đau ấy sẽ làm ta hiểu nỗi đau của người khác. Và theo một cách nào đó,  chúng hàn gắn cho nhau. Cũng nhờ vậy mà những vết thương nguôi ngoai…  Con người ta ai cũng phải quên đi những nỗi đau để bước tiếp cuộc đời  mình. Có thể nói, T.T.Kh đã làm bạn với tôi, cũng những người bạn rất  thân của tôi, giúp tôi hàn gắn trái tim. Và đúng, có lẽ tôi cũng “mồ  côi” nếu không có thơ.

Như vậy, dù với độc giả hay thi  sĩ, thơ ca đều có một vai trò vô cùng to lớn và mãnh liệt. Qua quá trình  đồng sáng tạo của mối quan hệ hiện thực-tác giả-tác phẩm-bạn đọc, thơ  ca góp phần làm đẹ cuốn sống, làm lòng người thêm phong phú, trong sạch.  Và nếu thiếu đi thơ ca , thế giới tâm hồn con người sẽ trở nên trống  vắng và khô kiệt, trở nên “mồ côi”.

“Thơ ca, nếu không có người tôi đã mồ côi”  (Ranxum Gamzatốp).Phải, đó là cái mồ côi cảu tâm hồn, là cái mồ côi của  tình cảm, là cái mồ côi của lí tưởng. Nhưng có lẽ điều đó sẽ không bao  giờ xảy ra, bởi thơ ca ra đời từ những buồn vui của con người, thơ ca sẽ  theo con người đến ngày  tận thế, bởi thơ ca vượt ra ngoài mọi bờ cõi và  giới hạn, nằm ngoại sự băng hoại của thời gian và phủ nhận cái chết:

“Thơ biến những gi tốt đẹp nhất trở thành bất từ”
(shelly)

Nguồn tác giả: Trần Lê Duy

Advertisements (Quảng cáo)