I. Thế nào là từ trái nghĩa?
1. Các cặp từ trái nghĩa trong 2 văn bản:
Bài đầu: cử (ngẩng) – đê (cúi).
Bài thứ 2: thiếu (trẻ) – lão (già), tiểu – đại, li(ra) – hồi (quay về).
2. Tìm từ trái nghĩa:
Già trái nghĩa với non
II. Sử dụng từ trái nghĩa:
1. Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo ra các cặp tiểu đối (đối trong một câu).
– Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
– Trẻ-già, ra đi – quay về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời.
2. Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa: ba chìm bảy nổi, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, đầu xuôi đuôi lọt …tạo sự đăng đối làm cho lời nói sinh động.
III. LUYỆN TẬP:
Advertisements (Quảng cáo)
1. Tìm những từ trái nghĩa:
– tấm lành – tấm rách.
– giàu- nghèo
– ngắn- dài
– sáng – tối
– đêm- ngày
2. Tìm các từ trái nghĩa:
– cá tươi>< cá ươn
Advertisements (Quảng cáo)
– hoa tười>< hoa héo
– ăn yếu>< ăn khỏe
– học lực yếu>< học lực giỏi, tốt.
– chữ xấu ><chữ đẹp
– đất xấu>< đất tốt.
3. Điền các từ trái nghĩa:
Chân cứng đá mềm
Có đi có lại
Gần nhà xa ngõ
Mắt nhắm mắt mở
Chạy sấp chạy ngửa
Vô thưởng vô phạt
Bên trọng bên khinh
Buổi đực buổi cái
Bước thấp bước cao
Chân ướt chân ráo.
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương có sử dụng từ trái nghĩa:
Quê hương là nơi em sinh ra và lớn lên- nơi đó cho em biết yêu thương, sẻ chia, yêu cuộc đời và yêu Tổ quốc. Tình cảm yêu quê em có được là từ lời ru ngọt ngào của mẹ và những bài dạy nghiêm khắc của cha. Có những lúc, em thấy mình thật nhỏ bé trước quê hương rộng lớn nhưng có lúc em thấy mình thật to lớn vì được quê hương chở che, đùm bọc. Vì vậy, dù mai sau em có xa mảnh đất yêu dấu này thì quê hương vẫn nằm trọn trong trái tim em.