I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1:*Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
*Gieo vần bằng trắc.
*Số câu, số chữ: gồm có 4 câu, mỗi câu 5 chữ.
Câu 2:– Hai câu đầu : hào khí chiến thắng.
– Hai câu sau : khát vọng hòa bình.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách biểu ý : trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
Cách biểu cảm : bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin, thương yêu cho đất nước.
Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài “Phò giá về kinh” và bài “Sông núi nước Nam” giống nhau:
Advertisements (Quảng cáo)
– Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
– Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích và cô đúc. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
Khác nhau: Thể thơ
II. LUYỆN TẬP:
Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng trong thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta thời đại nhà Trần:
– Bằng cách nói giản dị và súc tích, tác giả đã cho ta thấy được 2 vấn đề quan trọng của đất nước: thành quả thời kì chiến tranh và khi đất nước trở lại thái bình.
– Bài thơ đã thể hiện được hào khí Đông A (nhà Trần): đây là một trong những đặc điểm tinh thần nổi bật của quân dân, tướng sĩ Đại Việt đầu đời Trần – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khí thế quyết tâm mãnh liệt của nhân dân ta.