Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Soạn văn lớp 8

Soạn bài Ôn tập về luận điểm – Bài 24 văn 8 trang 73: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những luận điểm nào ? 

Soạn bài Ôn tập về luận điểm – Bài 24 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tập 2. Trả lời các câu hỏi phần I – IV trang 73 – 76 SGK Văn lớp 8. Câu 2: Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh có những luận điểm nào ? Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước…

I. Khái niệm luận điểm

Câu 1: Chọn (c): luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ chương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

Câu 2: a. Bài “Tình thần yêu nước của nhân dân ta” có những luận điểm:

– Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

– Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

– Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

– Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b. Xác định hai luận điểm như vậy là đúng. Vì đây là 2 câu trả lời cho luận đề “Cần phải dời đô đến Đại La”, một câu căn cứ vào lịch sử, một câu căn cứ vào thực tế thành Đại La.

Advertisements (Quảng cáo)

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

Câu 1: a. Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.

b. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban “Chiếu dời đô” có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề “cần phải dời đô đến Đại La”.

Câu 2: Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1: Hệ thống thứ nhất là hệ thống đúng.

Câu 2: Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít. Tuy vậy phải có cả một hệ thống luận điểm liên quan đến nhau mới có thể tập trung làm nổi bật vấn đề cần giải quyết. Một luận điểm đơn lẻ không thể giải quyết được vấn đề.

IV. Luyện tập

Câu 1: Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là “Nguyễn Trãi là một ông tiên”, cũng không hẳn là “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc”, mà là “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.

Câu 2: a. Các luận điểm lựa chọn có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề “Giáo dục là chìa khóa của tương lai” (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Vì thế, không thể chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như : Nước ta có truyền thống giáo dục lâu dài) làm luận điểm của bài văn.

b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sữa chữa theo trình tự dưới đây :

Giáo dục được coi là chìa khóa của tương lai vì những lẽ sau :

– Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống… trong tương lai.

– Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.

– Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

– Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.

Advertisements (Quảng cáo)