Trang Chủ Bài tập SGK lớp 6 Soạn văn lớp 6

Soạn bài Nghĩa của từ – Bài 3 trang 35 Văn 6: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp ?

Soạn bài Nghĩa của từ SGK Ngữ văn 6 tập 1 – Bài 3 trang 35. Thực hiện các bài tập trang 35, 36 SGK Văn lớp 6. Câu 2: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp ? Học tập: học và luyện tập…

I. Nghĩa của từ là gì?

Em hãy cho biết:

1. Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận: 2 bộ phận đó là từ và ý nghĩa của từ.

2. Bộ phận đứng sau dấu (:)

3. Nghĩa của từ ứng với phần nội dung.

II. Cách giải thích nghĩa của từ:

1. Đọc lại chú thích đã dẫn ở phần I(tập quán, lẫm liệt, nao núng).

2. Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách:

Có 2 cách chính:

– Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

– Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

III. LUYỆN TẬP

1. Đọc lại một vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào:

Advertisements (Quảng cáo)

Ví dụ: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”:

– Sơn Tinh: Thần Núi, Thủy Tinh: Thần Nước (Sơn = núi, thủy = nước) => cách giải thích dịch từ Hán Việt sang từ thuần Việt.

– Lạc hầu: chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước. => cách giải thích trình bày khái niệm.

– Tâu: thưa trình => cách giải thích bằng từ đồng nghĩa.

2. Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống:

– Học tập: học và luyện tập…

– Học lỏm:nghe hoặc thấy…

– Học hỏi: tìm tòi…

Advertisements (Quảng cáo)

– Học hành: học văn hóa có thầy …

3. Đền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống:

– Trung bình: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá…

– Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp …

– Trung niên: đã quá tuổi thanh niên …

4. Giải thích các từ sau theo những cách  đã biết:

– Giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống. => cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

– Rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục => cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

– Hèn nhát: trái với dũng cảm => dùng từ trái nghĩa để giải thích.

5. Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không?

Ví dụ này đề cập đến hai loại nghĩa của từ:

+, Nghĩa đen (nghĩa từ điển) khi bị tách ra khỏi văn bản mà nghĩa vẫn không đổi.

+, Nghĩa bóng (nghĩa văn cảnh) khi từ nằm trong một hoàn cảnh nhất định, nằm trong mạng lưới quan hệ ý nghĩa với các từ khác trong văn bản.

*Giải thích nghĩa từ “mất”:

– Nghĩa đen: trái nghĩa với “còn”.

– Nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng): Nhân vật Nụ đã giải thích nghĩa cụm từ không mất là biết nó ở đâu. Đặc biệt, cách giải thích của Nụ được cô Chiêu chấp nhận.

Như vậy, mất không phải là mất, mất có nghĩa là còn.

Kết luận:

So với cách giải nghĩa đen thì “mất” giải thích của Nụ là sai nhưng ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất hay.

Advertisements (Quảng cáo)