Trang Chủ Bài tập SGK lớp 11 Soạn văn 11 - Ngắn gọn

Soạn bài Một thời đại trong thi ca ngắn gọn nhất Văn 11: Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới?

Soạn bài Một thời đại trong thi ca (ngắn gọn) – Hoài Thanh Vă 11. Câu 2: Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là “chữ tôi” với nghĩa tuyệt đối, sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực…

Câu 1: Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra.

* Khó khăn :

 – Ranh giới giữa thơ mới thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra

 – Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở:

– Ông đã đưa ra hai câu thơ để nói rõ cái khó này

⟹ Bằng những câu văn giả định, cảm thán, với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc mà chân thành, tác giả đã nêu lên được cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

– Tác giả đề nghị phương pháp nhận diện thơ mới: Phương pháp so sánh đối chiếu

+ So sánh bài hay với bày hay.

+ So sánh giữa thơ cũ và thơ mới.

+ So sánh trên nguyên tắc đại thể

Câu 2: Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là “chữ tôi” với nghĩa tuyệt đối, sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực.

+ Chữ “tôi” gắn với cái riêng cá nhân, cá thể; chữ ta gắn với cái chung, tập thể, cộng đồng, xã hội.

+ Chữ “tôi cá nhân” xuất hiện trong thi đàn Việt Nam vào những năm 20 thế kỷ XX, nhưng lạc lõng, bơ vơ… vì tách khỏi cái ta chung. Cái tôi lãng mạn.

Câu 3: Cái tôi đáng thương và đáng tội nghiệp vì :

+ Mất cốt cách hiên ngang : không có khí phách ngang tàng như Lí Bạch,  không có lòng tự trọng khinh cảnh cơ hàn như Nguyễn Công Trứ.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Rên rỉ, khổ sở, thảm hại.

+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch.

Câu 4: Bi kịch của người thanh niên thời ấy : Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. Cái tôi bi kịch này “đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại” nên nó vừa có ý nghĩa văn chương vừa có ý nghĩa xã hội.

Câu 5: Biện pháp nghệ thuật hấp dẫn, linh hoạt:

– Tính khoa học.

+ Hệ thống luận điểm chuẩn xác, sâu sắc.

+ Dẫn chứng chọn lọc, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục.

+ Sử dụng biện pháp đối chiếu, so sánh đạt hiệu quả cao.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nhìn nhận đánh giá vấn đề ở tầm sâu rộng, nhiều mặt, biện chứng và khách quan.

+ Cách dẫn dắt vấn đề tự nhiên, linh hoạt, độc đáo, chuyển ý khéo léo tạo sự tiếp nối.

– Tính nghệ thuật

+ Ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc, dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, có giá trị biểu cảm cao.

+ Lời văn tình cảm, giãi bày chia sẻ, đồng cảm, có nhiều hình ảnh gợi cảm, gợi hình, gợi liên tưởng: “Đời chúng ta…cùng Huy Cận

+ Tình cảm chân thành, nồng nhiệt.

+ Giọng văn nghị luận phê bình nhưng không khô khan mà dịu dàng, hấp dẫn, có sự trong sáng, tha thiết, cảm thông, thấm đượm tình người.

LUYỆN TẬP:

Câu 1: – Chữ tôi: nghĩa tuyệt đối

+ Không có cá nhân chỉ có đoàn thể, lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả.

+ Không tự xưng hoặc ẩn mình sau chữ ta.

– Chữ ta trong thơ cũ là cá nhân ý thức gắn với cộng đồng, đoàn thể (lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình).

+ Quan niệm cá nhân, gắn liền với cá nhân, cá thể.

+ Đi theo chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống chi bây giờ nó đến một mình.

+ Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện.

Câu 2: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới được thể hiện ở:

– Bằng cách gửi cả vào tiếng Việt: “họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”

– Vì tiếng Việt là tiền đề của tâm hồn và bề dày lịch sử văn hóa dân tộc

– Trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc.

Câu 3: – Cái “Tôi” của các nhà thơ mới “đáng thương” và “tội nghiệp” vì nó đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát khỏi nhưng không được. Bởi họ là những thi nhân sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình cái cô đơn bé nhỏ.

– Các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín. Tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt. Bởi họ tin rằng : Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn.

Advertisements (Quảng cáo)