Bài 1. a) Đoạn trích viết về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng thơ lãng mạn Pháp đối với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.
+ Ảnh hưởng của một số nhà thơ mới lãng mạn như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với các nhà thơ Pháp (Bô-đơ-le, Đơ Nô-ai, Gi-đơ, Véc-len), nhà văn Mĩ (Ét-ga Pô).
+ Quan điểm của tác giả là ảnh hưởng trong giao lưu là ngẫu nhiên. Song thơ Pháp không làm ảnh hưởng tới thơ Việt, không làm mất bản sắc thơ Việt. Các nhà thơ Việt vẫn có phong cách riêng.
b) Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận so sánh, ngoài ra còn sử dụng thao tác lập luận phân tích để làm nổi bật vấn đề được nêu ra. Cuối đoạn tác giả sử dụng thao tác bác bỏ và bình luận.
c) Một bài văn có sức lôi cuốn thường sử dụng nhiều thao tác lập luận.Việc áp dụng nhiều thao tác chưa hẳn là tốt. Áp dụng kết hợp nhiều thao tác phải phù hợp mới có hiệu quả.
– Xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn các thao tác. Dựa vào cách lập luận, giải quyết vấn đề đó có trọn vẹn không. Cách dùng từ, diễn đạt có hấp dẫn không.
– Dựa vào sức lôi cuốn, thuyết phục của nội dung trong bài văn đạt đến mức độ nào để đánh giá sự thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận.
Bài 2. a) Bước thứ nhất
– Chọn vấn đề cần nghị luận: Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
* Lập dàn ý
– Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
– Giải quyết vấn đề:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.
+ Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay?
● Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian khổ.
● Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ.
● Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh niên.
+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.
+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
Advertisements (Quảng cáo)
– Kết thúc vấn đề:
+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra
+ Bản thân
b) Bước thứ hai
– Trình bày một luận điểm trong dàn ý.
c) Bước thứ ba
– Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.
Bài 3: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.
* Gợi ý về nội dung:
+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.
+ Tác hại của bệnh quay cóp.
+ Lời khuyên .
( Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)
* Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng