Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Toán 9

Bài 17, 18, 19, 20 trang 104, 105 SBT Toán 9 tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Chu vi của tam giác ABH là 30 cm và chu vi của tam giác ACH là 40 cm, tính chu vi của tam giác ABC

Bài 1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông – SBT Toán lớp 9: Giải bài 17, 18, 19, 20 trang 104, 105 Sách bài tập Toán 9 tập 1. Câu 17: Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 6cm và AC = 8cm; cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Chu vi của tam giác ABH là 30 cm và chu vi của tam giác ACH là 40 cm. Tính chu vi của tam giác ABC….

Câu 17: Cho hình chữ nhật ABCD. Đường phân giác của góc B cắt đường chéo AC thành hai đoạn \(4{2 \over 7}m\) và \(5{5 \over 7}m\). Tính các kích thước của hình chữ nhật.

Trong tam giác ABC, gọi giao điểm đường phân giác của góc \(\widehat {ABC}\) với cạnh AC là E.

Theo đề bài ta có:

\(AE = 4{2 \over 7}m,\,EC = 5{5 \over 7}m.\)

Theo tính chất của đường phân giác, ta có: \({{AE} \over {EC}} = {{AB} \over {BC}}\)

Suy ra: \({{AB} \over {BC}} = {{4{2 \over 7}} \over {5{5 \over 7}}} = {{{{30} \over 7}} \over {{{40} \over 7}}} = {3 \over 4}\)

Suy ra: \({{AB} \over 3} = {{BC} \over 4} \Rightarrow {{A{B^2}} \over 9} = {{B{C^2}} \over {16}}\)

Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:

\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2}\)

Mà \(AC = AE + EC\) nên:

\(\eqalign{
& A{B^2} + B{C^2} = {(AE + EC)^2} \cr
& = {\left( {4{2 \over 7} + 5{5 \over 7}} \right)^2} = {\left( {{{30} \over 7} + {{40} \over 7}} \right)^2} = {10^2} = 100 \cr} \)

Mà :

\(\eqalign{
& {{A{B^2}} \over 9} = {{B{C^2}} \over {16}} = {{A{B^2} + B{C^2}} \over {9 + 16}} \cr
& = {{A{B^2} + B{C^2}} \over {25}} = {{100} \over {25}} = 4 \cr} \)

Suy ra: \(A{B^2} = 9.4 = 36 \Rightarrow AB = \sqrt {36}  = 6\left( m \right)\)

\(B{C^2} = 16.4 = 64 \Rightarrow BC = \sqrt {64}  = 8\left( m \right)\)

Vậy: \(AB = CD = 6m\)

\(BC = AD = 8m\)


Câu 18: Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Chu vi của tam giác ABH là 30cm và chu vi của tam giác ACH là 40cm. Tính chu vi của tam giác ABC.

Gọi a,  b, c lần lượt là chu vi của các tam giác ABC, ABH, ACH.

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có: \(b = 30cm,c = 40cm.\)

Xét hai tam giác vuông AHB và CHA, ta có:

\(\widehat {AHB} = \widehat {CHA} = 90^\circ \)

\(\widehat {ABH} = \widehat {CAH}\) (hai góc cùng phụ \(\widehat {ACB}\))

Vậy \(\Delta AHB\) đồng dạng \(\Delta CHA\) (g.g)

Suy ra: \({{HB} \over {HA}} = {{HA} \over {HC}} = {{BA} \over {AC}} = {{HB + HA + BA} \over {HA + HC + AC}} = {b \over c}\)

Suy ra: \({{BA} \over {AC}} = {b \over c} = {{30} \over {40}} = {3 \over 4}\)

Suy ra: \({{BA} \over 3} = {{AC} \over 4} \Rightarrow {{B{A^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}} = {{B{A^2} + A{C^2}} \over {9 + 16}} = {{B{A^2} + A{C^2}} \over {25}}\)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:

\(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\)

Suy ra: \({{B{A^2}} \over 9} = {{A{C^2}} \over {16}} = {{B{C^2}} \over {25}} \Rightarrow {{BA} \over 3} = {{AC} \over 4} = {{BC} \over 5}\)

Ta có các tam giác ABH, CAH, CBA đồng dạng với nhau nên:

\(b:c:a = BA:AC:BC = 3:4:5\)

Suy ra: \({b \over 3} = {c \over 4} = {a \over 5} \Leftrightarrow {{30} \over 3} = {{40} \over 4} = {a \over 5} \Rightarrow a = {{30} \over 3}.5 = 50\left( {cm} \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)


Câu 19: Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh AB = 6cm và AC = 8cm. Các đường phân giác trong và ngoài của góc B cắt đường thẳng AC lần lượt tại M và N. Tính các đoạn thẳng AM và AN.

Vì BM là đường phân giác của góc B nên ta có:

\({{MA} \over {MC}} = {{AB} \over {BC}} \Rightarrow {{MA} \over {MA + MC}} = {{AB} \over {AB + BC}}\) (Tính chất tỉ lệ thức)

Suy ra: \(MA = {{AB.(MA + MC)} \over {AB + BC}} = {{6.8} \over {6 + 10}} = {{48} \over {16}} = 3\left( {cm} \right)\)

Vì BN là đường phân giác của góc ngoài đỉnh B nên ta có: \(BM \bot BN\)

Suy ra tam giác BMN vuông tại B.

Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu hai cạnh góc vuông, ta có: \(A{B^2} = AM.AN\)

 Suy ra: \(AN = {{A{B^2}} \over {AM}} = {{{6^2}} \over 3} = {{36} \over 3} = 12\left( {cm} \right)\)


Câu 20: Cho tam giác vuông ABC. Từ một điểm M bất kì trong tam  giác kể MD, ME, MF lần lượt vuông góc với các cạnh BC, AC, AB. Chứng minh rằng:

\(B{D^2} + C{E^2} + A{F^2} = D{C^2} + E{A^2} + F{B^2}.\)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông BDM, ta có:

\(B{M^2} = B{D^2} + D{M^2} \Rightarrow B{D^2} = B{M^2} – D{M^2}\)   (1)

Áp dụng đinh lí Pi-ta-go vào tam giác vuông CEM, ta có:

\(C{M^2} = C{E^2} + E{M^2} \Rightarrow C{E^2} = C{M^2} – E{M^2}\)   (2)

Áp dụng định lí pi-ta-go vào tam giác vuông AFM, ta có:

\(A{M^2}{\rm{ = A}}{{\rm{F}}^2} + F{M^2} \Rightarrow A{F^2} = A{M^2} – F{M^2}\)    (3)

Cộng từng vế của (1), (2) và (3) ta có:

\(B{D^2} + C{E^2} + A{F^2}\)

\(= B{M^2} – D{M^2} + C{M^2} – E{M^2} + A{M^2} – F{M^2}\)    (4)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông BFM, ta có:

\(B{M^2} = B{F^2} + F{M^2}\)        (5)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông CDM, ta có:

\(C{M^2} = C{D^2} + D{M^2}\)          (6)

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông AEM, ta có:

\(A{M^2} = A{E^2} + E{M^2}\)            (7)

Thay (5), (6), (7) vào (4) ta có:

\(\eqalign{
& B{D^2} + C{E^2}{\rm{ + A}}{{\rm{F}}^2} \cr
& = B{F^2} + F{M^2} – D{M^2} + C{D^2} + D{M^2} – E{M^2} + A{E^2} + E{M^2} – F{M^2} \cr
& = D{C^2} + E{A^2} + F{B^2} \cr} \)

Vậy \(B{D^2} + C{E^2}{\rm{ + A}}{{\rm{F}}^2} = D{C^2} + E{A^2} + F{B^2}.\)

Advertisements (Quảng cáo)