Bài 10*: Ở người, bộ NST 2n = 46.
1. Xác định số tổ hợp giao tử và số kiểu hợp tử khác nhau được tạo thành.
2. Xác định khả năng sinh ra đứa trẻ nhận được ít nhất 1 cặp NST, trong đó có 1 từ ông nội, còn 1 từ bà ngoại.
3. Xác định tỉ lệ sinh ra đứa trẻ mang 23 NST của ông ngoại.
4. Xác định tỉ lệ sinh ra đứa trẻ mang 23 cặp NST trong đó có 23 NST từ ông nội và 23 NST từ ông ngoại.
1. – Số tổ hợp giao tử là 423
– Số kiêu tố hợp giao tử khác nhau (hợp tử) là 323 .
Advertisements (Quảng cáo)
2. Khả năng sinh ra đứa trẻ là \({1 \over 4}\)
3. Tỉ lệ sinh ra đứa trẻ là \({1 \over {{2^{23}}}}\).
4. Tỉ lê sinh ra đứa trẻ là \({1 \over {{2^{46}}}}\).
Bài 11: Ở một loài thực vật, khi lai hai cây hoa thuần chủng thì được F1 đều là cây hoa kép, đỏ. F1 tiếp tục thụ phấn với nhau cho F2 có tỉ lệ sau : 3 cây hoa kép, đỏ : 1 hoa đơn, trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Advertisements (Quảng cáo)
Quy ước : A – hoa kép ; a – hoa đơn : B – hoa đỏ ; b – hoa trắng.
P : \({{AB} \over {AB}} \times {{ab} \over {ab}}\) ; F1: \({{AB} \over {ab}}\) (100% kép, đỏ); học sinh tự viết sơ đồ lai đến F2.
Bài 12: Ở đậu, gen A quy định hạt trơn, a quy định hạt nhăn, gen B quy định có tua cuốn, b quy định không có tua cuốn.
Các gen quy định các tính trạng trên nằm trên cùng 1 cặp NST.
Cho cây đậu hạt trơn, không có tua cuốn thụ phấn với cây hạt nhăn, có tua cuốn thu được F1 . Khi F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào ?
1 hạt trơn, không tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có tua cuốn