Bài 15.9: Hãy sắp xếp các kim loại trong từng dãy theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần
a) K, Cu, Mg, Al, Zn, Fe ; b) Fe, Na, Pb, Cu, Ag, Au ;
c) Mg, Ag, Fe, Cu, Al.
a) K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu ; b) Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au ;
c) Mg, Al, Fe, Cu, Ag.
Bài 15.10: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra, khi cho
a) nhôm vào dung dịch magie sunfat ;
b) bạc vào dung dịch đồng clorua ;
c) nhôm vào dung dịch kẽm nitrat.
Viết các phương trình hoá học (nếu có) và giải thích.
Advertisements (Quảng cáo)
– Không có hiện tượng xảy ra :
Trường hợp a) vì Mg hoạt động hoá học mạnh hơn Al.
Trường hợp b) vì Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
– Có hiện tượng xảy ra : màu xám của kẽm bám lên màu trắng bạc của nhôm.
Trường hợp c) 2Al + 3Zn(NO3)2 ——–> 2AI(NO3)3 + 3Zn.
Advertisements (Quảng cáo)
Al hoạt động hoá học mạnh hơn kẽm.
Bài 15.11: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có một trường kiềm là
A. Na, Fe, K B. Na, Cu, K ; C. Na, Ba, K ; D. Na, Pb, K.
Đáp án C.
Bài 15.12: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử B. tính bazơ
C. tính oxi hoá D. tính khử.
Chọn đáp án D.