Trang Chủ Sách bài tập lớp 9 SBT Hóa học 9

Bài 15.5, 15.6, 15.7, 15.8 trang 18, 19 SBT Hóa 9: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam

Bài 15, 16, 17. Tính chất của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại – SBT Hóa lớp 9: Giải bài 15.5, 15.6, 15.7, 15.8 trang 18, 19 Sách bài tập Hóa học 9. Câu 15.5: Cho các kim loại được ghi bằng các chữ : M, N, o, p tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi ở bảng dưới đây; Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam…

Bài 15.5: 

Cho các kim loại được ghi bằng các chữ : M, N, o, p tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi ở bảng dưới đây :

KIM LOẠi

TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH HCI

M

Giải phóng hiđro chạm

N

Giải phóng hiđro nhanh, dung dịch nóng dán

O

Không có hiện tượng gì xáy ra

P

Giải phóng hiđro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau ?

A. M, N, O, P ;                      B. N, M, P,O ;               C. P, N, M, O ;                        D. O, N, M, P.

Đáp án C.


Bài 15.6: Cho các cặp chất sau

a)  Zn + HCl ; b) Cu + ZnSO4 ; c) Fe + CuSO4 ; d) Zn + Pb(NO3)2 ;

e)  Cu + HCl ; g) Ag + HCl ; h) Ag + CuSO4.

Những cặp nào xảy ra phản ứng ? Viết các phương trình hoá học.

Những cặp xảy ra phản ứng

a) Zn + 2HCl             ————> ZnCl2     + H2 ;

c) Fe + CuSO4 ———-> FeSO4    + Cu ;

d) Zn + Pb(NO3)2    ——–> Zn(NO3)2   + Pb.


Bài 15.7*: Cho lá kẽm có khối lượng 25 gam vào dung dịch đồng sunfat. Sau khi phản ứng kết thúc, đem tấm kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 gam.

a)  Viết phương trình hoá học.

b)  Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.

c)   Tính khối lượng đồng sunfat có trong dung dịch.

: Dạng bài toán cho kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng có hai trường hợp sau

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng, lập phương trình đại số :

mkim loại giải phóng – mkim loại tan = mkim loại tăng

+ Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại giảm, lập phương trình đại số :

mkim loại tan – mkim loại giải phóng = mkim loại giảm

a) Phương trình hoá học :

Zn        +      CuSO4   ——-> ZnSO4         +          Cu

65 gam         160 gam                                      64 gam

x gam           \({{160x} \over {65}}gam\)                                    \({{64x} \over {65}}gam\)

Cách 1

Gọi x là khối lượng Zn tác dụng. Ta có phương trình :

Giải ra, ta có : x = 2,6 gam.

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 2 : Phương trình hoá học :

Zn      +      CuSO4 ———->   ZnSO4      +         Cu

x mol           x mol                   x mol                   x mol

65x – 64x = 25 – 24,96 => x = 0,04 (mol).

mZn tham gia phản ứng : 0,04 x 65 = 2,6 (gam).

c) \({m_{CuS{O_4}}}\) = 0,04 x 160 = 6,4 (gam)


Bài 15.8: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch bạc nitrat. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam.

a)  Viết phương trình hoá học.

b) Tính khối lượng đồng đã phản ứng

Cách 1 :

Cu + 2AgNO3    ———- > Cu(NO3)2 + 2Ag

64 gam                                                   2 x 108 gam

x gam                                                      x’ gam

\({x^,} = {{2 \times 108 \times x} \over {64}}\)

\((6 – x) + ({{2 \times 108} \over {64}} \times x) = 13,6\) => x = 3,2 (gam)

Cách 2 : Khối lượng kim loại tăng : 13,6 – 6 = 7,6 (gam)

Cu + 2AgNO3 ——–>  Cu(NO3)2 + 2Ag

mol                                                 2 mol

x mol                                              2x mol

\((2x \times 108) – 64x = 7,6\)

\(152x = 7,6 \to x = 0,05 \to {m_{Cu}} = 3,2(gam)\)  

Advertisements (Quảng cáo)