Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
b) Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ là
A. cà phê, chè, đậu tương.
B. cao su, đậu tương, hồ tiêu, điều.
C. cao su, cà phê, chè, thuốc lá.
D. đậu tương, hồ tiêu, chè.
c) Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đang thay đổi theo hướng
A. tăng tỉ trọng cây lương thực; giảm tỉ trọng cây công nghiệp và các cây ăn quả, rau đậu.
B. giảm tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp; tăng tỉ trọng các cây ăn quả, rau đậu.
C. Giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp
D.Tăng tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp; giảm tỉ trọng các cây ăn quả, rau đậu
a – A
b – B
Advertisements (Quảng cáo)
c – C
Câu 2: Nhận xét về vai trò của cây lúa ở nước ta
Qua bảng, ta thấy vai trò quan trọng của cây lúa trong tổng diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của Việt Nam. Cụ thể:
– Năm 1995 trong tổng diện tích cây lương thực có hạt diện tích cây lúa chiếm 92% trong khi sản lượng đạt tới 95% tổng sản lượng cây lương thực có hạt ở nước ta.
– Năm 2010 trong tổng diện tích cây lương thực có hạt diện tích cây lúa chiếm 87% trong khi sản lượng đạt tới 89,6% tổng sản lượng cây lương thực có hạt ở nước ta.
Vì vậy Cây lúa đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp nguồn lương thực quốc gia.
Câu 3: a) Nhận xét sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lúa theo đầu người ở nước ta.
b) Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động đó?
a) Nhận xét
Từ năm 1980 đến 2002:
Advertisements (Quảng cáo)
– Diện tích tăng 1.904 ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 1,34 lần.
– Năng suất lúa cả năm tăng 25,1 tạ/ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2,2 lần.
– Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp gần 3 lần.
– Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 215kg. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2 lần.
b) Nguyên nhân
– Do chúng ta đã áp dụng các tiến bộ về KH – KT vào việc chăm sóc cây lúa từ đó khiến năng xuất và sản lượng lúa tăng không ngừng.
– Do chúng ta đã áp dụng tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên số dân đã tăng ổn định trong khi năng xuất lúa tăng không ngừng và sản lượng lúa bình quân trên đầu người tăng gấp nhiều lần.
Câu 4: Dựa vào hình 8.2. Lược đồ nông nghiệp Việt Nam, tr.30 SGK, hãy hoàn thành bảng sau
SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHÍNH Ở NƯỚC TA
Vùng Các loại cây trồng, vật nuôi |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Đồng bằng sông Hồng |
Bắc Trung Bộ |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
Tây Nguyên |
Đông Nam Bộ |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Lúa gạo |
|
|
|
|
|
|
|
Cà phê |
|
|
|
|
|
|
|
Cao su |
|
|
|
|
|
|
|
Chè |
|
|
|
|
|
|
|
Cây ăn quả |
|
|
|
|
|
|
|
Trâu, bò |
|
|
|
|
|
|
|
Lợn |
|
|
|
|
|
|
|
Thuỷ sản |
|
|
|
|
|
|
|
SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHÍNH Ở NƯỚC TA
Vùng Các loại cây trồng, vật nuôi |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Đồng bằng sông Hồng |
Bắc Trung Bộ |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
Tây Nguyên |
Đông Nam Bộ |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Lúa gạo |
|
XX |
X |
X |
|
|
XX |
Cà phê |
|
|
|
|
XX |
X |
|
Cao su |
|
|
|
|
X |
XX |
|
Chè |
XX |
|
|
|
X |
|
|
Cây ăn quả |
X |
|
|
|
|
X |
XX |
Trâu, bò |
XX |
|
X |
|
XX |
|
|
Lợn |
|
XX |
|
|
|
|
X |
Thuỷ sản |
|
X |
|
XX |
|
X |
X |
XX: Vùng trồng nhiều nhất
X: Vùng trồng nhiều
Câu 5: Dựa vào bảng 8.3
Số lượng gia súc, gia cầm ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
Năm |
Trâu (nghìn con) |
Bò (nghìn con) |
Lợn (nghìn con) |
Gia cầm (triệu con) |
1990 |
2854,1 |
3116,9 |
12260,5 |
107,4 |
1995 |
2962,8 |
3638,9 |
16306,4 |
142,1 |
2000 |
2897,2 |
4127,9 |
20193,8 |
196,1 |
2002 |
2814,4 |
4062,9 |
23169,5 |
233,3 |
2005 |
2922,2 |
5540,7 |
27435,0 |
219,9 |
2010 |
2877,0 |
5808,3 |
27373,3 |
300,5 |
Nhận xét tình hình phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta.
Tình hình phát triển ngành chăn nuôi:
Từ bảng ta thấy, trong giai đoạn 1990-1010 số lượng đàn gia súc gia câm của chúng ta có xu hướng tăng. Cụ thể
– Số lượng Trâu tăng 229 nghìn con
– Số lượng Bò tăng 2691,4 nghìn con
– Số lượng Lơn tăng 15112,8 nghìn con
– Số lượng Gia cầm tăng 193,1 triệu con
Vì vậy Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)