Trang Chủ Bài tập SGK lớp 9 Soạn văn lớp 9

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh – Bài 1 trang 12 Văn 9: Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh – Bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 9 tập 1. Trả lời các câu hỏi phần I, II trang 12 – 15 SGK Văn 9. Câu 2: Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh. Đoạn văn này nhằm  nói về tập tính của chim cú …

I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

1. Ôn tập văn bản thuyết minh.

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thường gặp trong mọi lĩnh vực đời sống, có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Văn bản thuyết minh không giống với các văn bản thuộc loại tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì kiểu văn bản này không nhằm kể chuyện, tái hiện, biểu lộ tình cảm hay nghị luận mà nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội một cách khách quan, chân thực, có ích cho con người.

– Các phương pháp thuyết minh thường dùng: phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, nêu số liệu, so sánh,..

2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.

Đối tượng thuyết minh: Đá và nước tạo nên sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.

– Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hóa thé giới. Bằng sự tinh tế, nhạy cảm của mình, Nguyên Ngọc đã đem đến cho người đọc những tri thức về sự kì lạ của Hạ Long.

Advertisements (Quảng cáo)

– Phương pháp thuyết minh chủ yếu: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.

– Biện pháp nghệ thuật được vận dụng: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng: “… con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo con triều”, “Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bồng nhiên nhí nhanh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn…”, “…tất cả bọn người đá ấy lại hối hả trở về vị trí của họ”…

II. Luyện tập

Câu 1 a. – Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.

Advertisements (Quảng cáo)

– Các phương pháp thuyết minh được sử dụng là:

+ Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới…

+ Phân loại: các loại ruồi.

+ Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.

+ Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính…

b. – Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là:

+ Nhân hóa

+ Có tình tiết.

c. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi: vừa vui, vừa có thêm tri thức.

Câu 2:  Đoạn văn này nhằm  nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.

Advertisements (Quảng cáo)