Trang Chủ Bài tập SGK lớp 9 Soạn văn lớp 9

Soạn bài Bến quê – Bài 27 trang 100 Văn 9: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì ?

Soạn bài Bến quê – Nguyễn Trọng Hoàn- Bài 27 trang 100 SGK Ngữ văn 9 tập 2. Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản và luyện tập trang 107, 108 SGK Văn lớp 9. Câu 2: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì ? Nhĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên …

Câu 1. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn này ở vào một cảnh ngộ éo le, đói nghèo trong những ngày cuối đời mình.

– Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất có thể nói là không thiếu một xó xỉnh nào, nhưng  về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh quái ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyển được dù chỉ là nỉ nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát ra cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông, nơi bên quê thân thuộc đó, vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.

– Xây dựng tình huống ấy, Nguyễn Minh Châu nhằm phát hiện những luật của đời sống và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời con người. Theo cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bât thường, nhe nghịch lí, ngẫu nhiên… tất cả vượt ra ngoài những dự định, và ước rm cả những hiểu biết và toan tính của con người.

– Qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ, tác giả còn muốn mang đên người đọc một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kêt những nghiệm của cả đời người: “con người ta trên đường đời thật khó trc được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

Câu 2. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, giữa một buổi sáng đầu thu.

– Nhĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của mình, là một vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh không thể nhận thấy được.

– Trước mắt anh là một không gian có chiều sâu, rộng từ những bc bằng làng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.

– Vẻ đẹp đó chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những bông hoa bằng lăng cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn, con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Sông Hổng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng đan xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Những cảnh sắc đó vốn quen thuộc gần gũi, nhưng giờ đây lại như rất mới mẻ với Nhĩ, như thể lần đẩu tiên anh mới được gặp.

– Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời. Điều ước muốn ấy của anh cũng chính là sự tỉnh thức về những giá trị vững bền bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị đó lức còn trẻ, thường bị người ta bỏ qua hay quên làng khi những ham muôn xa vời đang lôi kéo mình.

– Ở đây với Nhĩ, sự thức tỉnh này còn xen lần cả với niềm ân hận và nỗi xót xa: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải đả từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia”.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 3. Có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo.

– Trước hêt, điều này thể hiện ở việc lựa chọn và xử lí tình huống truyện. Tác giả đặt Nhĩ, nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đậc biệt Iigặt nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Trong văn học xưa nay, đã có không ít tác phẩm khai thác tình huống như thế. Nhưng thường thì các nhà văn khác dùng tình huống này để nói về khát vọng sống, ngợi ca sức sống’ mãnh liệt của con người hay biểu dương lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng (ví dụ như truyện Tinh yêu cuộc sống của Giắc Lân-đơn, Chiếc lá cuôi cùng của 0 Hen-ri). Còn ở truyện này, Nguyễn Minh Châu không khai thác tình huống truyện theo hướng đó mà nhằm qua đây chiêm nghiệm một triêt lí về đời người.

– Nhân vật Nhĩ trong truyện này, tuy là một nhân vật tư tưởng, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn, anh đã hiện lên thật cụ thể, chân thực và sinh động. Nhĩ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Trái lại, đời sống nội tâm của anh, diễn biến tâm trạng của anh dưới sự tác động của hoàn cảnh ngặt nghèo đã được nhà văn miêu tả thật tinh tế và hcp lí.

Câu 4: – Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chi của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường, cũng có thể nói là ki quặcAnh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót ỉại đẻ đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phiũ ngoài cửa sổ khoát khoát y như dang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.

– Hành động này cùa Nhĩ có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhât trong ngày.

Advertisements (Quảng cáo)

– Nhưng cũng có thể hiểu một cách khái quát hơn. Đây là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn nhủ với người đọc những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.

Câu 5. Trong truyện ngắn này, nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng nghĩa là mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng

– Hình ảnh bãi bồi bên kia sông ngoài ý nghĩa thực như chung ta đã biết còn là vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc như một băi bồi, một bến quê nói rộng ra là quê hương xứ sở.

– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.

– Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên là đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.

– Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng (đọc lại phần phân tích câu 4)

Câu 6. Truyện ngắn này chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời.

Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ: “Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển dò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh đửợc những cái điều vòng vèo hoặc chủng chình, vả lại nó dã thấy có cái gì đáng hấp dần ở bên kia sông đáu? Họa chăng chỉ có anh đả từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thẩy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi án hận đau đời, lời lẽ không bao giờ giải thích kết”. Đoạn văn đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện: trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.

Luyện tập:

Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu truyện.

Cảnh vật trong đoạn đầu được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ. Nó được miêu tả theo trật tự từ gần tới xa tạo nên một không gian vừa sâu vừa rộng: từ những bông bằng lăng ngay gần cửa sổ đến con sông Hồng, rồi vòm trời và sau là bãi bồi bên kia sông. Cảnh được miêu tả bằng những cảm xúc vô cùng tinh tế. Nó như là chắt lọc tất cả những minh mẫn còn sót lại của một con người (hoa như tím hơn, sông như rộng hơn, trời như cao hơn,…). Không gian và cảnh vật hiện ra trước mắt Nhĩ tưởng như gần guĩ, quen thuộc nhưng lại mới mẻ và lạ lẫm vô cùng, tưởng như đây là lần đầu tiên Nhĩ cảm nhận được tất cả sự đẹp đẽ và giàu có của nó.

Câu 2: Nêu cảm nghĩ về đoạn văn.

– Vì bệnh tât, Nhĩ không thể tự làm được cái điều mà mình mong muốn. Thế là anh đành phải nhờ đứa con thực hiện thay mình cái khao khát ấy (thay mình qua bên kia sông và đặt chân lên cái bãi phù sa màu mỡ). Nhưng đó chính là lúc mà anh lại gặp phải một bi kịch khác: đứa con không hiểu được khao khát của cha, nên nó đi làm cái việc ấy một cách miễn cưỡng và rồi cuối cùng nó lại bị cuốn hút vào một trò chơi hấp dẫn trên đường đi, làm lỡ mất chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày.

– Đoạn trích nêu trên là một bài học nhân sinh, là một suy luật phổ biến của đời người mà Nhĩ đã nghiệm ra: đời người khó tránh được những lúc vòng vèo hay chùng chình và người ta thường chẳng bao giờ nhiệt tình làm điều mà mình không thích. Đoạn trích vừa gợi ra nỗi buồn, vừa gợi một chút nhói đau của nhân vật Nhĩ, cũng như để lại nhiều suy ngẫm về cách sống cho mỗi chúng ta.

Advertisements (Quảng cáo)