Bài 5.13: Một ôtô khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết lực cản lên ôtô bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.
a) Kể các lực tác dụng lên ôtô
b) Biểu diễn các lực trên theo tỉ xích 0,5cm ứng với 5000N
a) Các lực tác dụng lên ôtô: trọng lực, lực phát động, lực cản và lực đỡ của mặt đường.
b) Biểu diễn như hình 5.1G.
Bài 5.14: Vận dụng quán tính để giải thích một số hiện tượng sau:
a) Vì sao trong một số trò chơi: Ôtô, xe lửa, máy bay không chạy băng dây cót hay pin. Trong đó, chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thông bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng lúc bánh “đà” ngừng quay.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống ?
c) Vì sao ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ôtô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn.
d) Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn ?
a) Do bánh đà có khôi lượng lớn nên nó có quán tính lớn.
b) Khi tiếp đât các vận động viên đều phải khuỵu chân để dừng lại một cách từ từ.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Do có quán tính.
d) Khi ta đóng mạnh đầu cán xuống sàn, thì cán dừng lại đột ngột khi đó lưỡi cuốc, xẻng hay đầu búa vẫn chuyến động xuống do có quán tính.
Bài 5.15: Một cục nước đá nằm yên trên mặt bàn trong toa tàu đang chuyển động thẳng đều. Hành khách ngồi cạnh bàn bỗng thấy cục đá trượt đi.
Hỏi:
a) Tàu còn chuyến động thẳng đều nữa không?
b) Nếu cục đá sẽ chuyến động về phía sau thì vận tốc tàu giảm hay tăng đột ngột?
c) Cục đá sẽ chuyến động về phía nào khi vận tốc tàu giảm đột ngột ?
d) Trong trường hợp nào, cục đá sẽ trượt về bên trái ?
a) Không
b) Vận tốc của tàu tăng
c) Cục đá sẽ trượt về phía trước
d) Khi tàu đến đoạn đường rẽ về bên phải