Bài 4.1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
A. Không thay đổi.
B. Chỉ có thể tăng dần.
C. Chỉ có thể giảm dần.
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Chọn D
Vì nếu lực tác dụng lên vật là lực kéo thì có thể làm cho vận tốc tăng dần còn nếu lực tác dụng lên vật là lực cản thì có thể làm cho vận tốc giảm dần.
Bài 4.2: Nêu hai ví dụ chứng tỏ lực làm thay đổi vận tốc, trong đó một ví dụ lực làm tăng vận tốc, một ví dụ lực làm giảm vận tốc.
Advertisements (Quảng cáo)
Có thể cho ví dụ như sau:
– Thả viên bi lăn trên máng nghiêng xuống, lực hút của Trái Đất làm tăng vận tốc của viên bi.
– Xe đang chuyển động, nếu hãm phanh, lực cản làm vận tốc xe giảm
Bài 4.3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Advertisements (Quảng cáo)
Khi thả vật rơi, do sức………… vận tốc của vật…………
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do……….. của cát nên vận tốc của bóng bị…………
Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất vận tốc của vật tăng.
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.
Bài 4.4: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình sau đây (H.4.1a, b)
Vẽ hình 4.1 a, b SBT
a) Vật chịu tác dụng của 2 lực: lực kéo \(\overrightarrow {{F_k}}\) có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 250N; lực cản \(\overrightarrow {{F_c}}\) có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 150N
b) Vật chịu tác dụng của 2 lực:
Trọng lực \(\overrightarrow {{P}}\) có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 200N lực kéo \(\overrightarrow {{F_k}}\) có phương nghiêng một góc 30° so với phương năm ngang, chiều hướng lên, cường độ 300N