Bài 3.1: Hình 3.1 ghi lại các vị trí của hòn bi khi nó lăn từ A đến D trên các đoạn đường AB, BC, CD sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trong các câu của mỗi phần sau đây, câu nào mô tả đúng tính chất chuyển động của hòn bi ?
Phần 1
A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB.
B. Hòn bi chuyến động đều trên đoạn đường CD.
C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC.
D. Hòn bi chuyến động đều trên cả quãng đường từ A đến D.
Phần 2
A. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường AB.
B. Hòn bi chuyến động nhanh dần trên đoạn đường BC.
C. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường CD.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Hòn bi chuyến động nhanh dần trên suốt đoạn đường AD.
Phần 1: C
Phần 2: A
Bài 3.2: Một người đi quãng đường Si với vận tốc V1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường S1 và S2 ?
A. \({v_{tb}} = {{{v_1} + {v_2}} \over 2}\)
Advertisements (Quảng cáo)
B. \({v_{tb}} = {{{S_1} + {S_2}} \over {{t_1} + {t_2}}}\)
C. \({v_{tb}} = {{{v_1}} \over {{S_1}}} + {{{v_2}} \over {{S_2}}}\)
D. Cả ba công thức trên đều không đúng.
=> Chọn C. \({v_{tb}} = {{{v_1}} \over {{S_1}}} + {{{v_2}} \over {{S_2}}}\)
Bài 3.3: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
Vận tốc trung bình trên cả quãng đường:
\(\eqalign{
& {t_1} = {{{S_1}} \over {{v_1}}} = {{3000} \over 2} = 1500{\rm{s}} \cr
& v = {{{S_1} + {S_2}} \over {{t_1} + {t_2}}} = {{3000 + 1950} \over {1500 + 1800}} = 1,5m/s \cr} \)
Bài 3.4: Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim — người Mĩ — đạt được là 9,86 giây[1]
a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều ? Tại sao ?
b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.
a) Không đều
b) \({v_{tb}} = {s \over t} \approx 10,22m/s \approx 36,8km/h\)