Bài 25.5: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100℃ vào 2,5 kg nước. Nhiêt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30℃. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài?
Nhiệt lượng đồng tỏa ra:
Qtỏa = m1. C1 (t1 – t) = 380. 0,6 (100 – 30)
Nhiệt lượng nước thu vào:
Qthu = m2. C2 (t – t2) = 2,5. 4200 (t – t2)
Vì Qtỏa = Qthu
380. 0,6 (100 – 30) = 2,5. 4200 (t – t2)
t – t2 = 1,5℃
Vậy nước nóng thêm lên 1,5℃
Bài 25.6: Đổ 738g nước ở nhiệt độ 15℃ vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 100g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g và nhiệt độ 100℃. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17℃. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước là 4186J/kg.K
Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra:
Advertisements (Quảng cáo)
Qtỏa = m1. C1 (t1 – t) = 0,2 C1 (100 – 17)
Nhiệt lượng do nước và nhiệt lượng nhiệt kế thu vào
Qthu 1 = m2. C2 ( t2 – t) = 0,738. 4186 (17 – 15)
và Qthu 2 = m3. C1 ( t2 – t) = 0,1 C1 (17 – 15)
Vì Qtỏa = Qthu 1 + Qthu 2
0,2 C1 (100 – 17) = 0,738. 4186 (17 – 15) + 0,1 C1 (17 – 15)
C1 ≈ 377 J/kg.K
Vậy nhiệt dung riêng của đồng ≈ 377 J/kg.K
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 25.7: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4.190J/kg.K ?
Gọi x là khối lượng nước ở 15°C và y là khối lượng nước đang sôi.
Ta có: x + y = 100kg (1)
Nhiệt lượng y kg nước đang sôi tỏa ra:
Q1 = y.4190.(100 – 35)
Nhiệt lượng x kg nước ở nhiệt độ 15°C thu vào để nóng lên 35°C:
Q2 = x.4190.(35 – 15)
Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào:
Q1= Q2 ⇔ x.4190.(35 – 15) = y.4190.(100 – 35) (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được:
x ≈ 76,5kg; y ≈ 23,5kg
Phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C
Bài 25.8: Thả một miếng nhôm được đun nóng vào nước lạnh. Câu mô tả nào sau đây trái với nguyên lí truyền nhiệt ?
A. Nhôm truyền nhiệt cho nước tới khi nhiệt độ của nhôm và nước bằng nhau
B. Nhiệt năng của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt năng của nước tăng lên bấy nhiêu
C. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu
D. Nhiệt lượng do nhỏm tỏa ra bàng nhiệt lượng do nước thu vào
=> Chọn C. Nhiệt độ của nhôm giảm đi bao nhiêu thì nhiệt độ của nước tăng lên bấy nhiêu