Bài 25.13: Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí…) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là:
A. \(t = {{{t_2} – {t_1}} \over 2}\)
B. \(t = {{{t_2} + {t_1}} \over 2}\)
C. t < t1 < t2
D. t > t2 > t1
=> Chọn B. \(t = {{{t_2} + {t_1}} \over 2}\)
Advertisements (Quảng cáo)
Bài 25.14: Nếu không bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí…) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là
A. \(t > {{{t_2} + {t_1}} \over 2}\)
B. \(t < {{{t_2} + {t_1}} \over 2}\)
C. \(t = {{{t_2} + {t_1}} \over 2}\)
Advertisements (Quảng cáo)
D. t = t1 + t2
=> Chọn B. \(t < {{{t_2} + {t_1}} \over 2}\)
Bài 25.15: Một chiếc thìa bằng đồng và một chiếc thìa bằng nhôm có khối lượng và nhiệt độ ban đầu bằng nhau, được nhúng chìm vào cùng một cốc đựng nước nóng.
a) Nhiệt độ cuối cùng của hai thìa có bằng nhau không ? Tại sao ?
b) Nhiệt lượng mà hai thìa thu được từ nước có bằng nhau không ? Tại sao ?
a) Nhiệt độ cuối cùng là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Do đó nhiệt độ cuối cùng của hai thìa đều bằng nhau.
b) Nhiệt lượng hai thìa thu được từ nước không bằng nhau, vì độ tăng nhiệt độ của hai thìa giống nhau nhưng nhiệt dung riêng của đồng và nhôm khác nhau.