Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Vật Lý 8

Bài 13.9, 13.10, 13.11, 13.12 trang 38 SBT Vật Lý 8: Tính công của đầu tàu đã sinh ra ?

Bài 13: Công cơ học SBT Vật lý lớp 8. Giải bài 13.9, 13.10, 13.11, 13.12 trang 38 Sách bài tập Vật lí 8. Giải bài tập trang 38 bài 13 công cơ học Sách bài tập (SBT) Vật lí 8. Câu 13.9: Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm.

Bài 13.9: Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm

Công của lực nâng một búa máy là:

A = p.h = 10m.h = 10. 20 000. 1,20 = 240 000J


Bài 13.10: Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện khi đi đều trên một đoạn đường nằm ngang 1km. Biết rằng, công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.

m = 50kg, s = 1km

Đề bài: A = 0,05Ap mà Ap = p. h = 10m. h = 50.10.1000 = 500 000J

Do đó:  A = 0,05Ap = 25 000J

Advertisements (Quảng cáo)


Bài 13.11: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến c với vận tốc nhỏ hơn trước 10km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga c là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đầu tàu không đổi là 40 000N.

15ph = \({1 \over 4}\)h

v1 = 30km/h

v2 = 30 – 10 = 20km/h

t2 = 30 phút = \({1 \over 2}\)h

Advertisements (Quảng cáo)

A ?

Ta có

S1 = v1.t1 = 30.\({1 \over 4}\) = 7,5km

S2 = v2.t2 = 20.\({1 \over 2}\) = 10km

S = S1 + S2 = 17,5km = 17 500m

A = F.S = 40 000.17 500 = 700 000 000J


Bài 13.12: Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét ? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trị nặng bằng \({6 \over 5}\) thân thể người đó. Công của cơ bắp sinh ra trong mỗi lần nhảy coi là như nhau

Gọi trọng lượng của người đó ở trên Trái Đất là P.

Trọng lượng của người đó và bộ áo giáp trên Mặt Trăng là \({P_1} = {P \over 6} + {P \over 5} = {{11} \over {30}}P\)

Khi nhà du hành Vũ trụ nhảy trên mặt đất: A = P.h    (1)

Khi nhà du hành Vũ trụ nhảy trên Mặt Trăng: \(A = {P_1}{h_1} = {{11} \over {30}}P.{h_1}\)    (2)

Từ (1) và (2) ta có: \({h_1} = {{30} \over {11}}h \approx 5,7m\)

Advertisements (Quảng cáo)