Bài 1. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ?
Hô hấp là một quá trình luôn gắn liền với sự sống vì mọi hoạt động sống đều cần có năng lượng mà hô hấp ở tế bào tạo ra. Hoạt động hô hấp gồm các hoạt động trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Thông qua hoạt động trao đổi khí ở phổi giúp cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và đồng thời vận chuyển C02 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Bài 2. Trình bày các biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp của nguời.
Advertisements (Quảng cáo)
– Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người :
+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, co, nicôtin…
+ Các vi sinh vật gây bệnh.
– Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên :
Biện pháp |
Tác dụng |
– Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở. |
– Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ 02 và C02) theo hướng có lợi cho hô hấp. |
– Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại. – Không hút thuốc lá. |
– Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtinể..) |
– Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. – Thường xuyên dọn vệ sinh. – Không khạc nhổ bừa bãi. |
– Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh. |
– Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh. |
– Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi. |
Bài 3. So sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
■ Lời giải :
|
Sự trao đổi khí ở phổi |
Sự trao đổi khí ở tê bào |
Giống nhau |
Các chất khí trao đổi đều theo cơ chế khuếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. |
|
Khác nhau |
Là sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí ở phế nang. |
Là sự khuếch tán của 0-> từ máu vào tế bào và của COọ từ tế bào vào máu. |