Bài 24.9: a) Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hoàn toàn 5 mol cacbon ? 5 mol lưu huỳnh ?
b) Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong 1,12 lít oxi (đktc). Vậy theo em lưu huỳnh cháy hết hay còn dư ?
a) \(C + {O_2} \to C{O_2}\)
5 mol\( \to \)5 mol
Khối lượng oxi để đốt cháy 5 mol cacbon là : 5×32=160(g).
\(S + {O_2} \to S{O_2}\)
5 mol\( \to \)5 mol
Khối lượng oxi để đốt cháy 5 mol lưu huỳnh là : 5×32=160(g).
b) Số mol lưu huỳnh: \({{3,2} \over {32}} = 0,1(mol)\)
Số mol oxi: \({{1,12} \over {22,4}} = 0,05(mol)\)
\(S + \,\,\,\,\,\,\,{O_2} \to \,\,\,\,\,\,\,S{O_2}\)
1 mol 1mol
0,05mol\( \leftarrow \)o,05mol
Theo phương trình trên ta nhận thấy lưu huỳnh còn dư:
0,1-0,05=0,05(mol)
Bài 24.10: Tính thể tích khí oxi và thể tích không khí (đktc) cần thiết để đốt cháy :
Advertisements (Quảng cáo)
a)1 mol cacbon ; b) 1,5 mol photpho
Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
a) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy cacbon:
\(C + \,\,\,\,\,\,\,{O_2} \to \,\,\,\,\,\,\,C{O_2}\)
1 mol \( \to \,\,\) 1mol
Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là: 1×22,4=22,4(lít).
Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 mol C là:
\({{22,4} \over {20}} \times 100 = 112(l)\)
b) Phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy photpho:
\(4P\,\,\,\, + \,\,\,\,\,5{O_2} \to 2{P_2}{O_5}\)
Advertisements (Quảng cáo)
4mol 5mol
1,5mol x mol
\(x = {{5 \times 1,5} \over 4} = 1,875(mol)\)
thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:
1,875 x 22,4 =42 (lít)
Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy 1,5 mol P là:
\({{42} \over {20}} \times 100 = 210(l)\)
Bài 24.11: Tính khối lượng của N/2 nguyên tử oxi, của N/4 phân tử oxi và so sánh hai kết quả này.
Khối lượng của N nguyên tử oxi bằng 16 g
Suy ra : Khối lượng của N/2 nguyên tử oxi bằng 8 g
Khối lượng của N ph ần tử oxi bằng 32 g.
Suy ra : khối lượng của N/4 phân tử oxi bằng 8 g.
Hai khối lượng này giống nhau.
Bài 24.12: Đốt cháy 1 kg than trong khí oxi, biết trong than có 5% tạp chất không cháy.
a)Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 1 kg than trên.
b)Tính thể tích khí cacbonic (đktc) sinh ra trong phản ứng.
Khối lượng than nguyên chất: \({{1000 \times 95} \over {100}} = 950(g)\)
Số mol than nguyên chất :\({{950} \over {12}}mol\)
\(C\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,{O_2} \to \,\,\,\,\,C{O_2}\)
1mol 1mol 1 mol
\({{950} \over {12}}mol\)\( \to \) \({{950} \over {12}}mol\) \( \to \) \({{950} \over {12}}mol\)
a) Thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 1 kg than là:
({{950} \over {12}} \times 22,4 = 1773,3(l)\)
b) Thể tích khí \(C{O_2}\) (đktc) sinh ra bằng thể tích khí oxi tham gia là 1773,3 (lít)