Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT Hóa học 8

Giải bài 23.5, 23.6, 23.7, 24.8 trang 31 SBT Hóa 8: Xác định công thức phân tử của oxit sắt?

Bài 23: Luyện tập chương 3 SBT Hóa lớp 8. Giải bài 23.5, 23.6, 23.7, 24.8 trang 31 Sách bài tập (SBT) Hóa học 8. Câu 23.5: Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc…

Bài 23.5: Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc :

a) 1,5 N phân tử oxi + 2,5 N phân tử hiđro + 0,02 N phân tử nitơ.

b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nitơ.

c) 6 g khí hiđro + 2,2 g khí cacbonic + 1,6 g khí oxi.

Giải 

a) Khối lượng của hỗn hợp khí:

-Khối lượng của 1,5 N phân tử oxi là khối lượng của 1,5 mol phân tử \({O_2}\) :

\({m_{{O_2}}} = 32 \times 1,5 = 48(g)\). Tương tự như vậy ta có :

\({m_{{H_2}}} = 2 \times 2,5 = 5(g);{m_{{N_2}}} = 28 \times 0,02 = 0,56(g)\)

-Khối lượng của hỗn hợp khí: 48 + 5 + 0,56 = 53,56 (g)

Thể tích của hỗn hợp khí ở đktc :

22,4 x (1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048 (lít)

b) Khối lượng của hỗn hợp khí:

\({m_{hh}}\) = 32 x 1,5 + 44 x 1,2 + 28 x 3 = 184,8 (g).

Thể tích của hỗn hợp khí (đktc) :

\({V_{hh}}\) = 22,4 x (1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 (lít).

c) Khối lượng của hỗn hợp khí;

\({m_{hh}}\) = 6 + 2,2 + 1,6 = 9,8 (g).

Thể tích của hỗn hợp khí :

Advertisements (Quảng cáo)

-Số mol các khí:

\({n_{{H_2}}} = {6 \over 2} = 3(mol);{n_{C{O_2}}} = {{2,2} \over {44}} = 0,05(mol);\)

\({n_{{O_2}}} = {{1,6} \over {32}} = 0,05(mol)\)

-Thể tích của hỗn hợp khí :

\({V_{hh}}\) = 22,4 x (3 + 0,05 + 0,05) = 69,44 (lít).


Bài 23.6: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g Fe, thu được 3,2 g oxit sắt. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Giải 

Phương trình hóa học dạng tổng quát:

\(2xFe + y{O_2}\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 2F{e_x}{O_y}\)

x.112g                       2(56x+16y)g

2,24g                               3,2g

Theo phương trình hóa học trên, ta có:

Advertisements (Quảng cáo)

\(2,24 \times 2(56x + 16y) = 3,2 \times 112x\)

Giải ra ta có:\(3x = 2y \to {x \over y} = {2 \over 3}\)

Do đó công thức phân tử của oxit sắt là \(F{e_2}{O_3}\) .


Bài 23.7: Cho dòng khí CO dư qua hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe3O4 nung nóng thu được 29,6

g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 g. Tính thể tích khí CO cần dùng (đktc).

Gọi x lad khối lượng Cu thu được sau phản ứng thì khối lượng sắt thu được là x+4.

Theo đề bài, ta có: x+x+4=29,6 —> x=12,8

\({n_{Cu}} = {{12,8} \over {64}} = 0,2(mol)\)

\({m_{Fe}} = x + 4 = 12,8 + 4 = 16,8(g) \)

\(\to {n_{Fe}} = {{16,8} \over {56}} = 0,3(mol)\)

Phương trình hóa học của phản ứng là ;

\(F{e_3}{O_4} + 4CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow 3Fe + 4C{O_2}\)

                   4 mol          3 mol

                  0,4 mol \( \leftarrow \)  0,3 mol

\(CuO + CO\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow Cu + C{O_2}\)

               1 mol        1 mol

           0,2 mol  \( \leftarrow \)  0,2 mol

\({V_{CO}} = (0,4 + 0,2) \times 22,4 = 13,44(l)\)


Bài 23.8*: Cho 20 g một oxit sắt phản ứng hết với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 40,625 g muối clorua. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Giải 

Gọi công thức oxit sắt là \(F{e_x}{O_y}\)

Phương trình hóa học của phản ứng :

\(F{e_x}{O_y} + 2yHCl \to xFeC{l_{2y/x}} + y{H_2}O\)

(56x+16y)g                   (56x+71y)g

20g                                  40,625g

Theo phương trình hóa học trên, ta có :

\(40,625 \times (56x + 16y) = 20 \times (56x + 71y)\)

\( \to {x \over y} = {{38,5} \over {57,75}} = {2 \over 3}\)

Công thức phân tử của oxit sắt là \(F{e_2}{O_3}\).

Advertisements (Quảng cáo)