Bài 44.5: Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 0,5 lít dung dịch H2SO4 có nồng độ 1M từ H2SO4 có nồng độ 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml.
Phần tính toán :
– Tim số mol H2SO4 cần dùng để pha chế500 ml dung dịch H2SO4 1M :
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{1 \times 500} \over {1000}} = 0,5(mol)\) , có khối lượng là :
\({m_{{H_2}S{O_4}}} = 98 \times 0,5 = 49(g)\)
– Tìm khối lượng H2SO4 98 % có chứa 49 g H2SO4
\({m_{{H_2}S{O_4}\,\,98\% }} = {{100 \times 49} \over {98}} = 50(g)\)
\({V_{{H_2}S{O_4}\,\,\,98\% }} = {{50} \over {1,84}} \approx 27,2(ml)\)
Phần pha chế:
Đổ khoảng 400 ml nước cất vào cốc chia độ có dung tích 1 lít. Rót từ từ 27,2 ml H2SO4 98% vào cốc, khuấy đều. Sau đó thêm dần dần nước cất vào cốc cho đủ 500 ml. Ta đã pha chế được 500 ml dung dịch H2SO4 1M.
Bài 44.6*: A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M. B là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M.
a) Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích VA : VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C.
b) Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào vẻ thể tích để được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M ?
a) Nồng độ moi của dung dịch C:
– Tim số mol H2SO4 có trong 2V dung dịch A :
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,2 \times 2V} \over {1000}} = 0,0004V(mol)\)
– Tìm số mol H2SO4 có trong 3V dung dịch B :
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,5 \times 3V} \over {1000}} = 0,0015V(mol)\)
Advertisements (Quảng cáo)
– Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha trộn :
\({C_M} = {{1000(0,0004 + 0,0015)V} \over {(2 + 3)V}} = 0,38(mol/l)\)
b) Pha chế dung dịch H2SO4 0,3M
Đặt x (ml) và y (ml) là thể tích các dung dịch axit A và B phải lấy để có dung dịch H2SO4 0,3M.
– Tìm số mol H2SO4 có trong X (ml) dung dịch A là :
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,2x} \over {1000}} = 0,0002x(mol)\)
– Tìm số mol H2S04 có trong y (ml) dung dịch B là :
\({n_{{H_2}S{O_4}}} = {{0,5y} \over {1000}} = 0,0005y(mol)\)
Từ công thức tính nồng độ mol, ta có :
\(0,3 = {{1000(0,0002x + 0,0005y)} \over {x + y}}\)
Giải phương trình ta có : x = 2y. Nếu y = 1, thì X = 2.
Advertisements (Quảng cáo)
Kết luận : Ta phải trộn 2 thể tích dung dịch axit A với 1 thể tích dung dịch axit B, ta sẽ được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M.
Bài 44.7*: Có 200 g dung dịch NaOH 5% (dung dịch A).
a) Cần phải trộn thêm vào dung dịch A bao nhiêu gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 8% ?
b) Cần hoà tan bao nhiêu gam NaOH vào dung dịch A để có dung dịch NaOH 8% ?
c) Làm bay hơi nước dung dịch A, người ta cũng thu được dung dịch NaOH 8%. Tính khối lượng nước đã bay hơi.
a) Khối lượng dung dịch NaOH 10% phải dùng :
– Đặt x (g) là khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng. Trong đó chứa khối lượng NaOH là :
\({m_{NaOH}} = {{10x} \over {100}} = 0,1x(g)\)
– Khối lượng NaOH có trong dung dịch ban đầu là :
\({m_{NaOH}} = {{200 \times 5} \over {100}} = 10(g)\)
Theo công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số :
\(8 = {{100(10 + 0,1x)} \over {200 + x}}\)
Giải phương trình, ta được : X = 300.
Kết luận : Phải trộn thêm 300 g dung dịch NaOH 10% ta sẽ có 200 + 300 = 500 (g) dung dịch NaOH nồng độ 8%.
b) Khối lượng NaOH cần dùng .
– Đặt x (g) là khối lượng NaOH cần phải pha trộn vào dung dịch A để có dung dịch NaOH 8%.
-Theo công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số :
\(8 = {{100(10 + x)} \over {200 + x}}\)
Giải phương trình, ta được x = 6,52 g.
Kết luận : Phải trộn thêm 6,52 g NaOH vào dung dịch A ta sẽ được dung dịch NaOH nồng độ 8%.
c) Khối lượng nước bay hơi :
– Đặt x (g) là khối lượng nước bay hơi khỏi dung dịch để có dung dịch NaOH nồng độ 8%.
– Từ công thức tính nồng độ phần trăm, ta có phương trình đại số :
\(8 = {{100 \times 10} \over {200 – x}}\)
Giải phương trình, ta được : x = 75.
Kết luận : Cho 75 g nước bay hơi ra khỏi 200 g dung dịch NaOH ban đầu, ta được 200 -15 = 125 (g) dung dịch NaOH có nồng độ 8%.