Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT GDCD 8

Bài 4. Giữ chữ tín SBT GDCD lớp 8: Nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín?

Bài 4: Giữ chữ tín – SBT GDCD lớp 8. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 14, 15, 16, 17 SBT GDCD lớp 8. Câu 1: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín…

Bài 1: Bài tập 1: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín ?

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.


Bài 2: Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống.

Một số biểu hiện của giữ chữ tín:

+ Giữ lời hứa

+ Biết giữ lời hứa

+Đúng hẹn

+ Hoàn thành nhiệm vụ

+ Giữ được lòng tin

Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín:

+Mượn đồ, tiền trả không đúng hẹn

+ Hứa với cha, mẹ thầy cô mà không thực hiện

 + Che dấu khuyết điểm của bản thân và người khác.


Bài 3: Bài tập 3: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín ?

– Chúng ta phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
– Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu, tôn trọng.


Bài 4: Bài tập 4: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì ?

Advertisements (Quảng cáo)

+ Thực hiện đúng nội qui
+ Hứa sửa chữa khuyết điểm và cố gắng sửa chữa
+ Nộp bài tập đúng qui định

+ Không che dấu điểm kém với bố mẹ, thầy cô.


Bài 5,6: Bài tập 5: Người có hành vi nào dưới đây là người biết giữ chữ tín ?

A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.

B. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.

C. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận

D. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.

E. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.

Bài 6: Câu nào dưới đây có nội dung về giữ chữ tín?

A. Lòng vả cũng như lòng sung

B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

c. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

Câu

Đáp án

Câu 5

A,C

Câu 6

B


Bài 7: Bài tập 7: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với hài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối .rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình.  Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà ! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…

1 / Huy vốn là một học sinh như thế nào ? Vi sao Huy định mở sách giải ra chép ?

2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó ?

Khi gặp khó khăn, bế tắc thì ta càng phải giữ lòng tin của mọi người đối với mình, không làm chuyện gian dối, như vậy lương tâm ta sẽ được thanh thản.


Bài 8: Bài tập 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.

1 / Hãy nêu nhận xét của em về H

2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì ?

1/ H làm như vậy là không được. H đã lấy danh nghĩa của mẹ để dám vay tiền cô mình

2/ H là người thiếu trung thực do đó đã đánh mất lòng tin của mọi người đối với mình.


Bài 9: Bài tập 9: N. là một học sinh lớp 8, con nhà giàu. Vì ham chơi, N. học ngày càng kém và số tiền bố mẹ cho không đủ cho N. tiêu xài. N. kiếm tiền bằng cách nói dối bố mẹ, nâng cao số tiền đóng học hằng tháng, nhất là tiền học thêm. Chỉ đến khi đi họp phụ huynh, bố mẹ N. mới biết sự thật. Từ đó, bố mẹ N không đưa tiền học cho N. nữa mà liên lạc trực tiếp với cô giáo.

.

Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?

N là người nói dối bố mẹ, N không biết giữ lời hứa với cha mẹ, thầy cô. N xin tiền thêm của bố mẹ để ham chơi, đua đòi với bạn bè khiến cho bố mẹ buồn rất nhiều.


Bài 12: Bài tập 12: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ : “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” ? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.

Câu tục ngữ ý nói : nếu một lần ta đã làm người khác mất lòng tin thì những lần sau người ta cũng sẽ không tin ta nữa.


Hãy nêu nhận xét của em về cách ứng xử của hai người lái xe và của tác giả trong truyện trên?

Hai người lái xe nhưng hai cách ứng xử khác nhau. Anh lái xe khách thì không giữ chữ tín, đã đồng ý là giữ chỗ cho tác giả mà lại không giữ lời hứa. Còn anh taxi, vì giữ lời hứa với khách mà dù đầu bị băng bó, tay trắng toát nhưng vẫn đến lái xe để đưa chị về.

Tác giả trong câu truyện này là người giữ chữ tín. Có lời mời hấp dẫn những vẫn nhất quyết đi theo xe khách.


Em tán thành cách ứng xử nào và không tán thành cách ứng xử nào? Vì sao ?

Em tán thành ứng xử của anh taxi và không tán thành cách ứng xử của anh xe khách. Vì con người phải biết giữ chữ tín, đã hứa thì phải thực hiện và giữ đúng lời hứa. Nếu giữ đúng lời hứa được người khác tôn trọng và quý mến ,tin tưởng.

Advertisements (Quảng cáo)