Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT GDCD 8

Bài 5. Pháp luật và kỷ luật SBT GDCD 8: Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật?

Bài 5: Pháp luật và kỷ luật – SBT GDCD lớp 8. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 18, 19, 20 SBT GDCD lớp 8. Câu 1: Em hiểu thế nào là pháp luật, thế nào là kỉ luật…

Bài 1: Bài tập 1: Em hiểu thế nào là pháp luật, thế nào là kỉ luật ? Pháp luật và kỉ luật có sự giống nhau và khác nhau như thế nào ?

+ Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

+Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần phải tuân theo nhằm đảm bảo
sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Giống nhau:đều là qui định có tính bắt buộc, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm đem lại lợi ích chung cho tập thể.
Khác nhau: Pháp luật do Nhà Nước ban hành,còn kỉ luật là qui định của một cộng đồng (tập thể).


Bài 2: Bài tập 2: Pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ? Nêu ví dụ.

Những qui định của một tập thể phải tuân theo những qui định của pháp luật, không được trái với pháp luật.


Bài 3: Bài tập 3: Hãy nêu ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân và xã hội.

Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật trong đời sống cá nhân và xã hội.

+ Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động.

+ Bảo vệ quyền lợi của mọi người.

+ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.


Bài 4,5,6,7,8: Bài tập 4: Những nội dung dưới đây là pháp luật hay kỷ luật.

Nội dung

Pháp luật

Ki luật

A. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành.

B. Những quy định, quy ước của một cộng đồng, một tập thể.

C. Thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

D. Đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Bài 5: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng pháp luật ?

A. Phép vua thua lệ làng

B. Bênh lí không bênh thân

C. Cầm cân nảy mực

D. Chớ tha kẻ gian, chớ oan người ngay

Bài 6: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật ?

A. Tổ chức cá độ bóng đá

B. Đi học muộn

Advertisements (Quảng cáo)

C.Nói chuyện riêng trong giờ học

 D. Không làm bài tập về nhà

Bài 7: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm kỉ luật ?

A. Đánh nhau gây thương tích

B. Mượn xe đạp của bạn rồi đem cầm cố

C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền

D. Dùng điện thoại di động nhắn tin trong giờ học

Bài 8: Em không tán thành với nhận định nào trong các nhận định sau đây ?

A. Mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật.

B. Người có ý thức kỉ luật thì thường có ý thức tôn trọng pháp luật,

C. Học sinh chỉ cần tôn trọng kỉ luật trong trường học là đủ.

D. Nội quy của nhà trường không phải là pháp luật.

Câu

Đáp án

Câu 4

Pháp luật: A,C

Kỷ Luật: B,D

Câu 5

A

Câu 6

A

Câu 7 D
Câu 8 C

Bài 9: Bài tập 9: Giờ truy bài đã được năm phút mới thấy Quỳnh Anh và nhóm ban nữ lớp 8B đến lớp. Chi đội trưởng chưa kịp hỏi thì Quỳnh Anh đã cười :

Advertisements (Quảng cáo)

–   Thông cảm nhé, chúng tớ rủ nhau đi học cho vui nên muộn một chút.

–     Một chút? Đây là lần thứ ba trong tháng này rồi đấy ! – tiếng Tổ trưởng tổ 2 vang lên.

1 / Theo em, nhóm bạn nữ trong tình huống trên vi phạm điều gì ?

2/ Nếu em là chi đội trưởng trong tình huống trên thì em sẽ nói gì với nhóm cúa Quỳnh Anh ?

Nhóm bạn nữ đã không tôn trọng nội quy nhà trường, đã không tôn trọng kỉ luật trong học tập.


Bài 10: Bài tập 10: Có ý kiến cho rằng : “Pháp luật và kí luật chí là những quy định chung đế đưa mọi người vào khuôn khổ nhất định chứ không đem lại lợi ích cho con người”

Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Pháp luật và kỉ luật rất cần thiết trong xã hội và trong tập thể, làm cho mọi người thống nhất trong hành động, việc làm, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

 


Bài 11: Bài tập 11: Tan trường, học sinh đỗ xe tràn xuống ca lòng dường, tập trung đứng thành hàng ba hàng bốn. Các bạn này khống về ngay mà còn đợi nhau trò chuyện nên trưa nào cũng gây nên cảnh tắc đường kéo dài.

1 / Theo em, các bạn học sinh trong tình huống này vi phạm điều gì ?

2/ Hành vi của các bạn ấy cho thấy điều gì ?

3/ Thanh niên xung kích của trường có thế có biện pháp gì để chấm dứt tình trạng trên ?

1/ Trong tình huống này, các bạn học sinh đã không tôn trọng pháp luật, đã vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

2/ Hành vi của các bạn ấy cho thấy ý thức không thực hiện tốt  trật tự an toàn khi tham gia giao thông.

3/ Thanh niên xung kích của trường có thể dẹp bỏ, khuyên ngăn và có hành vi xử lý đối với những bạn tụ tập hàng ba hàng bốn trước cổng trường.


Bài 12: Bài tập 12: Nếu như một xã hội mà không có pháp luật và kí luật thì có thể xảy ra những điều gì? Em hãy lấy một ví dụ để minh hoạ.

Không có pháp luật thì xã hội sẽ hỗn loạn, cuộc sống của con người không được đảm bảo an toàn.

Ví dụ : Nếu không có pháp luật về giao thông đường bộ thì mạnh ai người ấy đi, sẽ hỗn loạn trên đường giao thông, rất nguy hiểm.

Không có kỉ luật thì mọi hoạt động của tập thể sẽ mất trật tự, không thể thực hiện được nhiệm vụ chung. Ví dụ : Kỉ luật trong trường học.

 


Bài 14: Bài tập 14: “Kỉ luật rèn luyện con người có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”

Em có suy nghĩ thế nào về câu nói trên ? Từ đó em nghĩ mình nên rèn luyện như thế nào để có tính kỉ luật ?

Kỉ luật rèn luyện con người ý thức tự giác, quyết tâm vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao

 


Những bạn học sinh trốn học để chơi game là biểu hiện vi phạm gì ? Tại sao ?

Những bạn học sinh trốn học để chơi game là biểu hiện vi phạm kỷ luật. Các bạn đắm mình vào thế giới ảo không có thật. Các bạn bỏ bê học tập, ngày ngày ngồi chơi ở quán nét. Rất nhiều tác hại của việc chơi game mà các bạn không lường trước được: bỏ học, trộm cắp, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là hành vi cần lên án và giáo dục lại thế hệ trẻ ngày nay.

Advertisements (Quảng cáo)