Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT GDCD 8

Bài 3. Tôn trọng người khác SBT GDCD 8: Em có suy nghĩ gì về những hành vi trên ?

Bài 3: Tôn trọng người khác – SBT GDCD lớp 8. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 11, 12 SBT GDCD lớp 8. Câu 1: Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác…

Bài 1: Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác ?

 Tôn trọng người khác là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích người khác, thể hiện lối sống có văn hoá.


Bài 2: Bài tập 2: Tìm những biểu hiện của sự tôn trọng người khác?

  Biểu hiện của sự tôn trọng người khác:

+ Lắng nghe ý kiến của người khác

+ Đi nhẹ, nói khe ở những nơi công cộng: Bệnh viện, bảo tàng.

+ Kính trọng thầy cô giáo, vâng lời cha mẹ

+ Không phân biệt đối xử.


Bài 3: Bài tập 3: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và trong quan hệ với mọi người ?

Ý nghĩa: Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau giúp cho mối quan hệ xã hội trở lên tốt đẹp hơn.


Bài 4,5,6: Bài tập 4: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác ?

A. Ngồi ghếch chân lên ghế khi trò chuyện

B. Chăm chú lắng nghe người đối diện trao đổi

C. Lớn tiếng phủ nhận lỗi của bản thân và đổ lỗi cho người khác.

Advertisements (Quảng cáo)

D. Khi cô giáo phê bình bạn thì cười to tiếng

Bài 5: Em không đồng ý với ỷ kiến nào sau đây ?

A. Chỉ cần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.

B.Tôn trọng người khác là hành vi của người có văn hoá.

c. Muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên mình cần phải tôn trọng mọi người

D. Tất cả mọi người đều phải học cách tôn trọng người khác.

Bài 6: Những hành vi dưới đây thể hiện tôn trọng người khác hay không tôn trọng người khác ?

Hành vi

Tôn trọng người khác

Không tôn trọng người khác

A. Đọc truyện trong khi cô giáo giảng bài

B. Nói chuyện riêng trong giờ học

c. Giơ tay phát biểu xây dựng bài

D. Bắt chước cách đi tập tễnh của người tàn tật

E. Nói xấu sau lưng người khác

G. Đi học đúng giờ

Câu

Đáp án

Câu 4

B

Câu 5

A

Câu 6

Tôn trọng người khác: C,G

Không tôn trọng người khác: A,B,D,E


Bài 7: Bài tập 7: Đầu giờ truy bài, Sao Đỏ đến chấm điểm thi đua của lớp 8E thì thấy Tân đang đùa nghịch, chạy nhảy khắp lớp. Sao Đỏ nhắc nhở thì Tân liền đấm ngay vào mặt bạn Sao Đỏ và còn chế nhạo bạn là tay sai, là người giúp việc.

Advertisements (Quảng cáo)

1/ Em có nhận xét gì về hành động của Tân trong tình huống trên?

2/ Em sẽ ứng xử và hành động như thế nào nếu chứng kiến tình huống đó ?

1/ Tân đã có hành vi không tôn trọng Sao Đỏ khi đánh và chế nhạo bạn đó.

2/ Em sẽ khuyên Tân nên xin lỗi bạn Sao Đỏ và giải thích cho bạn hiểu nên tôn trọng người khác.

 


Bài 8: Bài tập 8: Nhiều bạn học sinh xả rác bừa bãi nơi công cộng, cười đùa lớn tiếng ngoài đường, trong bệnh viện và thậm chí cả ở đám tang… Em có suy nghĩ gì về những hành vi trên ? Từ đó em có lời khuyên như thế nào với những bạn có hành vi ấy ?

Những hành vi của các bạn học sinh này là biểu hiện cư xử không đúng mực, thiếu lịch sự, không tôn trọng tập thể, không tôn trọng người khác.


Bài 9: Bài tập 9: Có ý kiến cho rằng : “Tôn trọng người khác là phải nhún nhường và luôn cố gắng làm vừa lòng họ bằng mọi cách”.  Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?

Em không đồng ý với ý kiến trên, Hiểu vế tôn trọng người khác như thế là không đúng. Tôn trọng người khác không phải là nhún nhường mà phải biết lắng nghe, thấu hiểu.


Bài 10: Bài tập 10: Em thường nhận được sự tôn trọng của những ai ? Khi đó em cảm thấy như thế nào ? Từ cảm xúc đó của bản thân, em thấy mình cần phải có thái độ như thế nào với mọi người ?

Em thường nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh: bạn bè, người thân

Khi đó em cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, được chia sẻ với những người thân yêu

Từ đó em thấy em cần phải tôn trọng những người khác như người khác tôn trọng em.


Lớp 7A và bạn Tuấn đã biểu hiện không tôn trọng thầy giáo như thế nào?

Thầy Hùng là một giáo viên mới về dạy lớp. Chân thầy đi khập khiễng. Chính vì thế mà các bạn trong lớp đã cười thầy. Thầy đã đến cửa lớp mà tiếng cười, tiếng ồn ào vẫn không ngớt. Các bạn học sinh còn gán cho thầy rất nhiều cái tên với dáng vóc của thầy. Bạn Tuấn đã nói những câu nói xúc phạm thầy và làm thầy giáo buồn.


Tại sao thầy giáo lại đánh rơi viên phấn từ tay mình và buồn bã đi về bàn giáo viên ?

Trong khi giảng bài “Động nghĩa – trái nghĩa” thầy đặt câu hỏi : “Em nào cho thầy biết từ trái nghĩa với “chân thật” là gì ?”.

Bạn Tuấn thưa : “Thưa thầy chân giả ạ”.

Những tiếng cười vang lên khắp lớp, viên phấn từ từ lăn khỏi tay thầy. Dáng thầy như một dấu chấm hỏi đi về phía bàn giáo viên. Thầy hùng rất buồn khi nghĩ về hoàn cảnh của mình và sự châm trọc của học sinh.

Advertisements (Quảng cáo)