Trang Chủ Sách bài tập lớp 8 SBT GDCD 8

Bài 2. Liêm khiết SBT GDCD 8: Liêm khiết được biểu hiện như thế nào ?

Bài 2: Liêm khiết – SBT GDCD lớp 8. Giải bài tập, câu hỏi lí thuyết trang 8, 9 SBT GDCD lớp 8. Câu 1: Em hiểu thế nào là liêm khiết…

Bài 1: Bài tập 1: Em hiểu thế nào là liêm khiết ?

Liêm khiết là phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống trong sạch,không hám danh,hám lợi,không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.


Bài 2: Bài tập 2: Liêm khiết được biểu hiện như thế nào ?

Liêm khiết được biểu hiện như sau:

 + Không tham lam

+ Không tham ô tiền bạc, tài sản chung

+ Không nhận hối lộ

+ Không sử dụng tiền bạc vào những việc riêng

+ Không sử dụng chức quyền vào những việc nhằm mưu cầu cho bản thân.


Bài 3: Bàì tập 3: Liêm khiết có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội ?

Liêm khiết có ý nghĩa:

+ Làm con người thanh thản
+ Nhận được sự tin cậy, quý trọng
+ Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.


Bài 4,5: Bài tập 4: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính liêm khiết ?

A. Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng

Advertisements (Quảng cáo)

B. Tham lợi bất chính

C. Làm giàu bằng những việc làm mờ ám

 D. Luôn tranh giành quyền lợi cho mình

Bài 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

A. Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền

B. Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết

C. Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết

D. Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại

Câu

Đáp án

Câu 4

A

Câu 5

B


Bài 6: Bài tập 6: Có người cho rằng “Muốn đạt được mục đích làm giàu thì phải làm bất cứ việc gì”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Advertisements (Quảng cáo)

Làm giàu bằng việc làm chân chính thì mới đúng. Làm giàu mà bất chấp tất cả thì là tham lam, trái với đức tính liêm khiết.


Bài 7: Bài tập 7: Hà Anh rất nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người trong lớp. Nhưng mỗi lần giúp đỡ ai Hà Anh lại đòi trả công vì bạn quan niệm : Việc nào có lợi cho bản thân thì mới làm.

Câu hỏi:

1 / Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh ? Em có đồng tình với quan điểm ấy không ? Vì sao ?

2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn ?

1/ Quan điểm của Hà Anh là sai lầm, trái với tính liêm khiết, Giúp đỡ bạn thì phải vô tư, không tính toán vì lợi ích cá nhân

2/ Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, giúp đỡ bạn bè cũng là giúp chính mình.


Bài 8: Bài tập 8: Ngày nay trong xã hội có rất nhiều người chạy theo lối sống thực dụng, chỉ đề cao đồng tiền và những giá trị vật chất. Em có suy nghĩ gì về những người đó?

Lối sống thực dụng thật đáng phê phán. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính sống trong sạch, không nên đề cao đồng tiền quá mức.

 


Bài 9: Bài tập 9: Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt” vào túi mình và đi ngay.

1 / Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó ?

2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của roi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay ?

1/ Anh thanh niên này có tính tham lam, ích kỉ, nhặt được của rơi của người khác vội nhét vào túi làm của mình.

2/ quan niệm trên phản ánh thực trạng hiện nay, con người sống không có tính liêm khiết, thực dụng, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.


Bạn Nhân đã có việc làm như thế nào sau khi nhặt được của rơi ?

Sau khi nhặt được ví Bạn Nhân đã chạy ngay về nhà đưa cho mẹ chiếc ví rồi kể lại sự việc và nhờ mẹ tìm cách trả lại cho người đánh rơi.


Việc làm của Nhân thể hiện điều gì và có ý nghĩa như thế nào

việc làm của Nhân thể hiện Nhân là người có tính liêm khiết, không tham lam. Dù cho hoàn cảnh gia đình khó khăn, số tiền nhặt được lại rất lớn nhưng Nhân vẫn trả lại người đánh mất, không tham lam chiếm hữu số tiền ấy. Và khi được chủ nhân chiếc ví cảm ơn bằng cách đưa cho Nhân 600.000đ nhưng Nhân cũng không nhận. Nhân là một tấm gương tiêu biểu cho tính liêm khiết và hình ảnh của Nhân là tấm gương sáng để giáo dục các bạn trong trường của Nhân noi theo.

Advertisements (Quảng cáo)