Câu 1: Hãy nêu ít nhất hai kiểu dữ liệu và một phép toán có thể thực hiện được trên một kiểu dữ liệu, nhưng phép toán đó không có nghĩa trên kiểu dữ liệu kia
Ví dụ hai kiểu dữ liệu và một phép toán có thể thực hiện được trên một kiểu dữ liệu, nhưng phép toán đó không có nghĩa trên kiểu dữ liệu kia:
Dữ liệu kiểu số và dữ liệu kiểu xâu kí tự. Phép cộng được định nghĩa trên dữ liệu số, nhưng không có nghĩa trên dữ liệu kiểu xâu
Dữ liệu kiểu số nguyên và dữ liệu kiểu số thực. Phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư có nghĩa trên dữ liệu kiểu số nguyên, nhưng không có nghĩa trên dữ liệu kiểu số thực
Câu 2: Dãy chữ số 2010 có thể thuộc những kiểu dữ liệu nào?
Dãy chữ số 2010 có thể thuộc kiểu dữ liệu số nguyên, số thực hoặc kiểu xâu kí tự. Tuy nhiên, để chương trình dịch Turbo Pascal hiểu 2010 là dữ liệu kiểu xâu, chúng ta phải viết dãy số này trong cặp dấu nháy đơn (”).
Ví dụ kiểu xâu kí tự: ‘2010’
Câu 3: Hãy phân biệt ý nghĩa của các câu lệnh Pascal sau đây:
Writeln(‘5+20=’,’20+5′); và Writeln(‘5+20=’,20+5);
Hai lệnh sau có tương đương với nhau không? Tại sao?
Writeln(‘100’); và Writeln(100);
Lệnh Writeln(‘5+20=’,’20+5′); in ra màn hình hai xâu ký tự ‘5+20′ và ’20+5’ liền nhau: 5+20 = 20+5.
Còn lệnh Writeln(‘5+20=’,20+5); in ra màn hình xâu ký tự ‘5+20’ và tổng của 20+5 như sau: 5+20=25
Hai lệnh Writeln(‘100’); và Writeln(100); không tương đương với nhau vì một lệnh in ra màn hình xâu ký tự biểu diễn số 100 còn lệnh kia in ra màn hình số 100
Câu 4: Viết các biểu thức toán dưới đây với các kí hiệu trong Pascal:
a. \({a \over b} + {c \over d}\)
Advertisements (Quảng cáo)
b. \(a{x^2} + bx + c\)
c. \({1 \over x} – {a \over 5}\left( {b + 2} \right)\)
d. \(\left( {{a^2} + b} \right){\left( {1 + c} \right)^3}\)
Các biểu thức trong Pascal:
a. a/b+c/d.
b. a*x*x+b*x+c.
c. 1/x-a/5*(b+2).
d. (a*a+b)*(1+c)*(1+c)*(1+c) .
Câu 5: Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức toán:
a.(a+b)*(a+b)-x/y
b.b/(a*a+c)
Advertisements (Quảng cáo)
c.a*a/(2*b+c)*(2*b+c)
d.1+1/2+1/2*3+1/3*4+1/4*5
a. \({\left( {a + b} \right)^2} – {x \over y}\)
b. \({b \over {{a^2} + c}}\)
c. \({{{a^2}} \over {{{\left( {2b + c} \right)}^2}}}\)
d. \(1 + {1 \over 2} + {1 \over {2.3}} + {1 \over {3.4}} + {1 \over {4.5}}\)
Câu 6: Hãy xác định kết quả của các phép so sánh sau đây:
a. 15 – 8 ≥ 3
b. (20 – 15)2 ≠ 25
c. 112 = 121
d. x > 10 – 3x
Viết các phép so sánh trong Bài tập 8 với các kí hiệu trong Pascal.
Kết quả của các phép so sánh:
a. Đúng
b. Sai
c. Sai
d. Đúng khi x > 25 ngược lại, phép so sánh có kết quả sai
Câu 7: Hãy xác định kết quả của các phép so sánh sau đây:
a. 15 – 8 ≥ 3
b. (20 – 15)2 ≠ 25
c. 112 = 121
d. x > 10 – 3x
Viết các biểu thức bằng các kí hiệu pascal
a. 15-8 >= 3
b. (20-15)*2 <> 25
c. 112 = 121
d. x > 10-3*x