(trang 36 sgk Lịch Sử 8): Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4 -9- 1870 như thế nào?
– Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” xin đình chiến, đầu hàng, thậm chí đàn áp nhân dân.
– Thái độ nhân dân: Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ, nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 1 : (Mục I Bài học 5 – SGK
Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc ?
:
– Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ờ Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bất hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
– Ngày 18 – 3 – 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) – là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời
– Ngày 26 – 3 – 1871. nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Những người trúng cử phần đông là công nhân và trí thức – đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
Câu hỏi 1: (Mục II Bài học 5 – SGK
Những chính sách của công xã Pa- ri phục vụ quyền lợi cho ai?
Advertisements (Quảng cáo)
Những chính sách của công xã Pa- ri phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động.
Câu hỏi 1 : (Mục III Bài học 5 – SGK
Tại sao Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa- ri?
Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa -ri vì để bảo vệ lợi ích giai cấp, tư sản không ngần ngại bán rẻ Tổ quốc, kí hòa ước với những điều khoản có lợi cho quân Đức để đàn áp dã man cách mạng.
Câu hỏi 2 : (Mục III Bài học 5 – SGK
Advertisements (Quảng cáo)
Cuộc chiến đấu giữa chiến sĩ Công xã Pa- ri và quân Véc -xai diễn ra như thế nào?
Từ đầu tháng 4, quân Véc-xai bắt đầu tiến công Pa-ri. Đến đầu tháng 5, phần lớn các pháo đài ở phía tây và phía nam bị quân Véc-xai chiếm lại.
Đầu tháng 5-1871, chính phủ Chi-e kí hòa ước với Đức. cốt cho Đức tỉnh An-dát và một phần tinh Lo-ren giàu có, chịu bồi thường 5 tỉ phrăng vàng. Đáp lại, Đức thả 10 vạn tù binh để Chi-e có thêm lực lượng chống lại Công xã.
Ngày 20 – 5, quân chính phủ Véc-xai bắt đầu tổng tấn công vào thành phố. Từ đó diễn ra cuộc chiến ác liệt giành giật từng ngôi nhà, góc phố, kéo dài cho đến ngày 28 – 5 – 1871, lịch sử gọi là “Tuần lễ đẫm máu” Nhân dân lao động Pa-ri, kể cả người già, phụ nữ. trẻ em đều tham gia chiến đấu. Trận chiến đấu cuối cùng của các chiến sĩ Công xã diễn ra ở nghĩa địa Cha La-se-dơ ngày 27 – 5.
Bài 1: Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri ?
Nhân dân Pa- ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa- ri và nhân dân Pa- ri chống giai cấp tư sản Pháp đầu hàng Đức và đàn áp quần chúng
Bài 2: Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa- ri?
Thời gian |
Nội dung sự kiện lịch sử |
– Năm 1870 – 2-9-1870 – 4-9-1870 – 18-3-1871 – 26-3-1871 – Từ 20-5 đến 28-5-1871 |
– Chiến tranh Pháp- Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp. – Hoàng đế nước Pháp là Na-po-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh – Nhân dân Pa- ri đứng lên khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-po-lê-ông III – Chi –e cho quân đánh úp đồi Mông- mác (Bắc Pa-ri) nhưng gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân – Nhân dân Pa- ri tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tắc bổ sung – Quân chính phủ Véc – xai bắt đầu tấn công vào thành phố kéo dài đến ngày 28-5-1871, lịch sử gọi là “ Tuần lễ đẫm máu” |
Bài 3: Vì sao nói Công xã Pa- ri là nhà nước kiểu mới?
Công xã Pa-ri la nhà nước kiểu mới vì do nhân dân bầu lên thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, bảo đảm làm chủ của nhân dân, khác với các hình thức nhà nước trước kia là công cụ thống trị, bóc lột nhân dân.
Bài 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học của Công xã Pa- ri?
:
– Làm hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
– Để lại bài học quý báu như: cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.