Trang Chủ Bài tập SGK lớp 8 Bài tập Công nghệ 8

Bài 30. Biến đổi chuyển động- công nghệ 8: Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt .Bánh răng -thanh răng ? 

Bài 30 công nghệ lớp 8: Biến đổi chuyển động. Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 105 . Nêu cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt ? …

Câu 1: Nêu cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt ?

Cấu tạo :

1 – Tay quay

2 – Thanh truyền

3 – Con trượt

4 – Giá đỡ

Nguyên lí làm việc:

Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 – Nhờ đó chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

CƠ CẤU TAY QUAY – CON TRƯỢT ĐƯỢC ỨNG TRONG CÁC MÁY VÀ THIẾT BỊ NHƯ SAU:

Cơ cấu pít tông – xi lanh trong Ôtô, xe máy

Máy khâu đạp chân

Thanh răng

Advertisements (Quảng cáo)

Bánh răng

Ngoài ra còn có cơ cấu bánh răng – thanh răng và cơ cấu vít đai ốc

Xe nâng

Dùng để nâng hạ mũi khoan

Ứng dụng

Cơ cấu bánh răng – thanh răng

Ứng dụng cơ cấu vit đai ốc

Ê tô

Advertisements (Quảng cáo)

Khóa nước

Gá kẹp của thợ mộc


Câu 2: Nêu những điểm giống và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt .Bánh răng -thanh răng ?

Giống : đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại

Khác nhau : Bánh răng – thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng thành chuyển động tịnh tiến đều của thanh răng và ngược lại .

Tay quay -con trượt : khi tay quay đều con trượt tịnh tiến không đều


Câu 3: Trình bày cấu tạo ,nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc ?

Nguyên lí làm việc

Hãy chọn những cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống để miêu tả hoạt động của cơ cấu tay quay – thanh lắc

Nếu tay quay là một khâu dẫn, khi …quay đều quanh trục A, thông qua …..làm …lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

Cấu tạo:

Tay quay,Thanh truyền,Thanh lắc,Giá đỡ

NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TAY QUAY – THANH LẮC

Nếu tay quay là một khâu dẫn, khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.


Câu 4: Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình ?

Trong quạt máy (có tuốc năng) ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.

Trong bếp dầu (bộ phận điều chỉnh dây tim) có cơ cấu bánh răng – thanh răng.

Advertisements (Quảng cáo)