Bài 3.7: Ta quan sát thấy gì khi nơi ta đứng trên mặt đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng?
A. Trời bỗng sáng bừng lên.
B. Xung quanh Mặt Trăng xuất hiện cầu vồng.
C. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn
D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
=> Chọn D. Trời bỗng tối sầm như Mặt Trời biến mất.
Bài 3.8: Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trời đi vào bóng tối của Trái Đất?
A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất.
B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường
D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối.
Advertisements (Quảng cáo)
Chọn B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn.
Bài 3.9: Một vật cản được đặt trong khoảng giữa một bóng điện dây tóc đang sáng và một màn chắn. Kích thước của bóng nửa tối thay đổi như thế nào khi đưa vật cản lại gần màn chắn hơn?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi
Advertisements (Quảng cáo)
=> Chọn D. Lúc đầu tăng lên, sau giảm đi
Bài 3.10: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?
A. Ngọn nến sáng yếu hơn.
B. Ngọn nến sáng mạnh hơn
C. Không có gì khác
D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.
=> Chọn D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.
Bài 3.11: Hình nào dưới đây vẽ không đúng hình Mặt Trăng khi có nguyệt thực một phần (hình 3.1)?
Chọn C.
Bài 3.12: Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe?
– Đèn điện dây tóc là một nguồn sáng hẹp. Do đó, vùng bóng nửa tối rất hẹp ở xung quanh vùng bóng tối. Bởi thế ở phía sau bàn tay ta nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tôi ở xung quanh không đáng kể.
– Đèn ông là nguồn sáng rộng, do đó vùng bóng tối ở sau bàn tay hầu như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tôi ở xung quanh, nên bóng bàn tay bị nhòe.