I. Thế nào là quan hệ từ:
1. Xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây:
a. Của
b. như
c. Bởi…nên
d. nhưng
2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu với nhau:
– Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi.
– Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa.
– Bởi …nên biểu thj quan hệ nguyên nhân – kết quả (ăn uống điều độ – chóng lớn).
– Nhưng biểu thị mối quan hệ đối nghịch giữa mẹ thường nhân lúc con ngủ…riêng mình và hôm nay…cả.
II. Sử dụng quan hệ từ:
1. Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h.
*Trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, i.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Tìm quan hệ từ có thể dùng cặp với quan hệ từ:
Nếu …thì
Vì …nên
Tuy …nhưng
Hễ…thì
Sở dĩ…là vì.
3. Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được:
Nếu trời mưa thì đường sẽ rất trơn.
Advertisements (Quảng cáo)
Vì bạn Lan chăm học nên bạn được học sinh giỏi.
Tuy nhà xa nhưng bạn Lan luôn đi học đúng giờ.
Hễ gió thổi mạnh thì diều sẽ bay cao.
Sở dĩ Lan học giỏi là vì bạn ấy chăm học.
III. LUYỆN TẬP:
1. Các quan hệ từ lần lượt là: của, còn, còn, với, như, của, và, như, nhưng, như, của, nhưng, như, cho.
2. Điền quan hệ từ:
Với, và, với, với, nếu, thì, và.
3. Câu đúng:
b. Nó rất thân ái với bạn bè
d. Bố mẹ rất lo lắng cho con.
g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
k. Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
i. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
l. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
Các câu sai: a, c, e, h.
4. Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.
Tôi và Lan là hai người bạn thân chơi với nhau từ nhỏ. Lan là một người học giỏi, nhẹ nhàng và điềm tĩnh. Còn tôi là một người nóng nảy và hay giận dữ vô cớ. Tuy hai tính cách khác nhau nhưng chúng tôi lại có chung quan điểm là luôn yêu quý, giúp đỡ mọi người. Vì vậy, tôi và Lan đã chơi với nhau đến tận bây giờ.
5. Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
Nó gầy nhưng khỏe: tỏ thái độ khen với người này.
Nó khỏe nhưng gầy: tỏ ý chê người này.